banner

Ly hôn vắng mặt vợ chồng

LY HÔN VẮNG MẶT VỢ CHỒNG

Ly hôn vắng mặt vợ chồng là thủ tục pháp lý hiện nay được thực hiện nhiều bởi vì khi ly hôn vợ chồng có thể có những lý do đặc biệt không thể có mặt tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tiến hành thủ tục ly hôn. Vì vậy, nhiều khách hàng vẫn đang còn khá là lạ lẫm với việc ly hôn vắng mặt. Để giúp quý khách hàng thực hiện thủ tục này nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, tiền bạc, đội ngũ Công ty luật FBLAW xin gửi đến quý khách hàng bài viết sau. Nếu còn bất cứ thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ 0973.098.987 & 038.595.3737 để được tư vấn và hỗ trợ.

1. Ly hôn vắng mặt là gì?

Theo khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 giải thích: ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Ly hôn gồm 2 hình thức: thuận tình ly hôn và ly hôn đơn phương.

Thông thường ly hôn đơn phương sẽ gặp nhiều vấn đề khó khăn hơn so với thuận tình ly hôn bởi vì thuận tình ly hôn đã có sự thống nhất đi và chỉ chờ bản án, quyết định của Tòa án tuyên ly hôn còn ly hôn đơn phương do chỉ có yêu cầu từ một bên nên sẽ có những việc như bên còn lại không hợp tác trong đó có trường hợp vắng mặt không tham gia phiên tòa vì những vấn đề nào đó.

2. Ly hôn có được ủy quyền hay không?

LY HÔN VẮNG MẶT VỢ CHỒNG
LY HÔN VẮNG MẶT VỢ CHỒNG

Theo khoản 4 Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định:

Với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Như vậy, vợ hoặc chồng không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng

3. Thuận tình ly hôn, vắng mặt sẽ bị đình chỉ giải quyết?

Thẩm phán phải tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ; giải thích về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha, mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình, về trách nhiệm cấp dưỡng và các vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.

Trường hợp sau khi hòa giải, vợ, chồng đoàn tụ thì Thẩm phán ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu của họ.

Với trường hợp Tòa án muốn hòa giải thì cần có sự tham gia của hai bên vợ chồng. Bên cạnh đó, ly hôn không được ủy quyền cho người khác.

Trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành thì Thẩm phán ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự theo quy định tại Điều 212 của Bộ luật này khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

– Hai bên thực sự tự nguyện ly hôn;

– Hai bên đã thỏa thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản chung, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con;

– Sự thỏa thuận phải bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ, con.

>>> Xem thêm: Thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài mới nhất

4. Vắng mặt khi ly hôn đơn phương

LY HÔN VẮNG MẶT VỢ CHỒNG
LY HÔN VẮNG MẶT VỢ CHỒNG

Nếu đương sự vắng mặt, Tòa vẫn tiến hành giải quyết ly hôn đơn phương khi:

– Người yêu cầu ly hôn, vợ/chồng của người đó có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt;

– Vợ, chồng vắng mặt nhưng có người đại diện tham gia phiên tòa;

– Nếu vợ, chồng vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan.

Đồng thời, nếu sau hai lần triệu tập mà nguyên đơn vẫn không có mặt tại Tòa thì sẽ bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án với yêu cầu xin ly hôn đơn phương.

Nếu bị đơn vắng mặt khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ 1 thì phiên tòa sẽ bị hoãn nhưng nếu đến lần thứ 2 mà vẫn không có mặt thì Tòa sẽ xét xử vắng mặt.

5. Trình tự, thủ tục ly hôn khi vắng mặt đương sự

Khi ly hôn vắng mặt thì đương sự cũng phải chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, giấy tờ như khi xét xử có mặt cả hai người. Bởi nếu thuận tình ly hôn thì phiên tòa sẽ bị đình chỉ nên dưới đây là thủ tục ly hôn đơn phương khi vắng mặt đương sự.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

– Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);

– Giấy khai sinh của các con (nếu có con chung, bản sao có chứng thực);

– Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);

– Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung (nếu có tài sản chung, bản sao có chứng thực).

Bước 2: Nộp hồ sơ

Tòa án nơi có thẩm quyền giải quyết sẽ là nơi bị đơn cư trú, làm việc

Do đó, người yêu cầu có thể nộp đơn ly hôn qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Tòa án nơi bị đơn cư trú.

Bước 3: Tòa án xem xét và giải quyết

Sau khi nhận được yêu cầu ly hôn, Tòa án sẽ xem xét đơn và thụ lý vụ án nếu hồ sơ hợp lệ. Ngược lại, Tòa án phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do vì sao từ chối.

Sau khi ra quyết định thụ lý thì Tòa án sẽ tiến hành hòa giải. Nếu bị đơn cố tình vắng mặt khi Tòa án triệu tập hợp lệ thì sẽ bị coi là không hòa giải thành

Khi đó, Tòa án sẽ ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục chung.

Bước 4: Ra bản án ly hôn

Nếu xét thấy đủ điều kiện để giải quyết ly hôn thì Tòa án sẽ ra bản án chấm dứt quan hệ hôn nhân của hai vợ chồng.

>>> Xem thêm: Ly hôn một bên vợ chồng không đồng ý

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề Ly hôn vắng mặt vợ chồng của đội ngũ Công ty luật FBLAW. Để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình, Quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay với Công ty luật FBLAW để được tư vấn và hỗ trợ.

Liên hệ với FBLAW theo thông tin sau:

  • Điện thoại: 038.595.3737 – Hotline:  0973.098.987
  • Địa chỉ: 48 Ngô Quyền, Phường Hàng Bài, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội
  • Trụ sở chính: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, Thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An