banner

Thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài mới nhất

Thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài mới nhất là một trong những thủ tục được nhiều khách hàng quan tâm trong bối cảnh xã hội mở cửa ngoại giao như hiện nay. Do vậy, bài viết dưới đây FBLAW sẽ đi sâu tìm hiểu rõ vấn đề này. Nếu còn bất cứ thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ đến hotline 0973.098.987 & 038.595.3737 để được tư vấn và hỗ trợ.

1. Ly hôn có yếu tố nước ngoài được hiểu như thế nào?

Theo Điều 127 Luật hôn nhân và gia đình 2014:

– Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam.

– Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn

– Ly hôn và giải quyết tài sản khi ly hôn là bất động sản ở nước ngoài

2. Đặc điểm của ly hôn có yếu tố nước ngoài

Thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài
Thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

– Thứ nhất, về chủ thể: có ít nhất một trong hai bên quan hệ ly hôn là người nước ngoài, hoặc một trong hai bên vợ và chồng là công dân Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập tại nước ngoài. Đây có thể là việc ly hôn giữa một người Việt Nam và một người nước ngoài hoặc giữa hai người nước ngoài với nhau, hoặc giữa công dân Việt Nam với nhau nhưng có yếu tố “ở nước ngoài”. Tuy nhiên, nếu đây là việc ly hôn giữa hai người nước ngoài với nhau thì hai người này phải thường trú ở Việt Nam (Điều 27 Luật HN&GĐ 2014).

– Thứ hai, sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ hôn nhân hay phát sinh quan hệ ly hôn xảy ra ở nước ngoài. Như vậy, cả khi vợ và chồng đều là người Việt Nam nhưng việc tiến hành ly hôn được thực hiện ở nước ngoài thì đó vẫn là quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài.

– Thứ ba, tài sản liên quan đến quan hệ ly hôn ở nước ngoài. Việc ly hôn có thể được thực hiện bởi hai người mang quốc tịch Việt Nam hoặc không nhưng tài sản liên quan nằm toàn bộ hoặc một phần ở nước ngoài. Khi đó, quan hệ ly hôn được coi là quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài.

3. Ly hôn có yếu tố nước ngoài được áp dụng như thế nào?

– Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.

– Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.

– Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.

>>> Xem thêm: Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

4. Hồ sơ đối với ly hôn có yếu tố nước ngoài

Thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài
Thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

– Đơn xin ly hôn (theo mẫu của Tòa án).

– Bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.

– Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu; Hộ khẩu (bản sao công chứng/chứng thực).

– Bản sao Giấy khai sinh của con (nếu có con).

– Các giấy tờ, tài liệu chứng minh về tài sản như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy tờ xe, sổ tiết kiệm,… nếu có yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng

– Nếu hai bên kết hôn tại Việt Nam, sau đó vợ hoặc chồng xuất cảnh sang nước ngoài (không tìm được địa chỉ) thì phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc một bên đã xuất cảnh;

– Nếu hai bên đăng ký kết hôn theo pháp luật nước ngoài muốn ly hôn tại Việt Nam thì phải hợp thức lãnh sự giấy đăng ký kết hôn và làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký tại Sở Tư pháp rồi mới nộp đơn xin ly hôn. Trong trường hợp các bên không tiến hành ghi chú nhưng vẫn muốn ly hôn thì trong đơn xin ly hôn phải trình bày rõ lý do không ghi chú kết hôn.

5. Thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Bước 2: Nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền

Người nộp hồ sơ, có thể lựa chọn các hình thức nộp hồ sơ bao gồm nộp trực tiếp hoặc nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính.

Bước 3: Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí;

Bước 4: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại cơ quan thi hành án có thẩm quyền và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;

Bước 5: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.

6. Thẩm quyền giải quyết

Theo Điều 469 và 470 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định, thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Trong trường hợp đặc biệt được quy định tại khoản 4 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, nếu việc ly hôn diễn ra với công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam thì thẩm quyền thuộc Tòa án nhân dân cấp huyện.

Như vậy, trường hợp vợ chồng thường trú tại nước ngoài, không thường trú tại Việt Nam, việc ly hôn sẽ giải quyết theo pháp luật của nước sở tại. Còn trong các trường hợp bình thường, thẩm quyền này thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

>>> Xem thêm: Cấp dưỡng cho con khi vợ chồng ly hôn

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Công ty FBLAW chúng tôi gửi đến quý khách hàng. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến Thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài. Quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay đến FBLAW để được hướng dẫn cụ thể hơn.

Liên hệ với FBLAW theo thông tin sau:

  • Điện thoại: 038.595.3737 – Hotline: 0973.098.987
  • Fanpage: Công ty Luật FBLAW
  • Địa chỉ: 48 Ngô Quyền, Phường Hàng Bài, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội
  • Trụ sở chính: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, Thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An