banner

Khái niệm trợ cấp, phân loại trợ cấp trong lĩnh vực thương mại quốc tế

Một trong những hiệp định cơ bản của WTO trong thương mại quốc tế là Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng. Để giúp bạn đọc hiểu rõ về trợ cấp trong thương mại quốc tế FBLAW gửi tới bài viết “Khái niệm trợ cấp, phân loại trợ cấp  trong lĩnh vực thương mại quốc tế”. Mời các bạn theo dõi:

Khái niệm trợ cấp

Theo điều 1 Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO quy định trợ cấp trong thương mại quốc tế tồn tại nếu:

Thứ nhất, có sự đóng góp về tài chính của chính phủ hoặc một cơ quan công cộng trên lãnh thổ của một Thành viên ( theo Hiệp định này sau đây gọi chung là “chính phủ”) khi:
– Chính phủ thực tế có chuyển trực tiếp các khoản vốn (ví dụ như cấp phát, cho vay, hay góp cổ phần), có khả năng chuyển hoặc nhận nợ trực tiếp (như bảo lãnh tiền vay);
– Các khoản thu phải nộp cho chính phủ đã được bỏ qua hay không thu (ví dụ: ưu đãi tài chính như miễn thuế );
–  Chính phủ cung cấp hàng hoá hay dịch vụ không phải là hạ tầng cơ sở chung, hoặc mua hàng ;
– Chính phủ góp tiền vào một cơ chế tài trợ, hay giao hoặc lệnh cho một tổ chức tư nhân thực thi một hay nhiều chức năng đã nêu từ ba điểm trên đây, là những chức năng thông thường được trao cho chính phủ và công việc

 

 

của tổ chức tư nhân này trong thực tế không khác với những hoạt động thông thuờng của chính phủ.hoặc
Thứ hai, có bất kỳ một hình thức hỗ trợ thu nhập hoặc trợ giá nào theo nội dung Điều XVI của Hiệp định GATT 1994;

Và lợi ích được cấp bởi điều đó.

 

Có 03 loại trợ cấp trong thương mại quốc tế

  1. Trợ cấp bị cấm (Trợ cấp đèn đỏ)
    Bao gồm:
    – Trợ cấp xuất khẩu (trợ cấp căn cứ vào kết quả xuất khẩu, ví dụ thưởng xuất khẩu, trợ cấp nguyên liệu đầu vào để xuất khẩu, miễn thuế/giảm thuế cao hơn mức mà sản phẩm tương tự bán trong nước được hưởng, ưu đãi bảo hiểm xuất khẩu, ưu đãi tín dụng xuất khẩu…); hoặc
    – Trợ cấp nhằm ưu tiên sử dụng hàng nội địa so với hàng nhập khẩu
    Đây là những hình thức trợ cấp mà hiện tất cả các thành viên WTO đều bị cấm áp dụng.
  2. Trợ cấp không bị khiếu kiện (Trợ cấp đèn xanh)
    Bao gồm:
    – Trợ cấp không cá biệt: Tức là các loại trợ cấp không hướng tới một (một nhóm) doanh nghiệp/ngành/khu vực địa lý nào. Tiêu chí để hưởng trợ cấp là khách quan; không cho cơ quan có thẩm quyền cấp khả năng tuỳ tiện xem xét và không tạo ra hệ quả ưu đãi riêng đối với bất kỳ đối tượng nào; hoặc
    – Các trợ cấp sau (dù cá biệt hay không cá biệt):
    – Trợ cấp cho hoạt động nghiên cứu do các công ty, tổ chức nghiên cứu tiến hành (với một số điều kiện về loại trợ cấp và mức trợ cấp cụ thể);
    – Trợ cấp cho các khu vực khó khăn (với các tiêu chí xác định cụ thể về mức thu nhập bình quân hoặc tỷ lệ thất nghiệp)
    – Trợ cấp để hỗ trợ điều chỉnh các điều kiện sản xuất cho phù hợp với môi trường kinh doanh mới
    Các nước thành viên có thể áp dụng các hình thức này mà không bị thành viên khác khiếu kiện (tức là loại trợ cấp được phép vô điều kiện).

Trợ cấp không bị cấm nhưng có thể bị khiếu kiện (Trợ cấp đèn vàng)
Bao gồm tất cả các loại trợ cấp có tính cá biệt (trừ các loại trợ cấp đèn xanh). Các nước thành viên có thể áp dụng các hình thức trợ cấp này nhưng nếu gây thiệt hại cho nước thành viên khác hoặc ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước thành viên khác thì có thể bị kiện.Trên đây là những nội dung về trợ cấp trong thương mại quốc tế. Liên hệ với Công ty luật FBLAW chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn, hỗ trợ nhanh nhất có thể:

  • Tel: 038.595.3737 – Hotline: 0973.098.987
  • Email: tuvanfblaw@gmail.com
  • Địa chỉ: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, Thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An

Trân trọng cảm ơn./.