Giải quyết con cái khi vợ chồng ly hôn ở nước ngoài là một trong những thủ tục pháp lý phức tạp nhất trong vấn đề ly hôn bên cạnh phân chia tài sản. Vậy pháp luật hiện hành quy định như thế nào về vấn đề giải quyết con cái khi vợ chồng ly hôn đặc biệt là ly hôn ở nước ngoài? Để giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về các quy định về vấn đề cấp dưỡng cho con sau khi vợ chồng ly hôn, Công ty luật FBLAW xin gửi đến quý khách hành bài viết sau đây.
Nếu còn bất cứ thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ 0973.098.987 & 038.595.3737 để được tư vấn và hỗ trợ.
1. Ly hôn ở nước ngoài
Ly hôn ở nước ngoài là một trong những dạng ly hôn có yếu tố nước ngoài
Khoản 2 điều 127 Luật hôn nhân và gia đình quy định:
Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng.
Tuy nhiên, vợ hoặc chồng hoặc cả hai nơi thường trú chung của vợ chồng đều ở Việt Nam thì việc ly hôn phải thực hiện theo pháp luật Việt Nam quy định, trong đó có việc giải quyết chăm sóc con cái khi vợ chồng ly hôn.
2. Cha mẹ được giành nuôi con trong trường hợp nào?
Tòa án luôn dựa vào nguyên tắc thỏa thuận của hai vợ chồng để quyết định ai sẽ là người được nuôi con. Cho nên, cha mẹ của con cái có thể tự thỏa thuận trực tiếp ai sẽ là người nuôi con. Và thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ vợ chồng đối với con cái vào các thời điểm trước, trong hoặc sau khi yêu cầu Tòa án chấm dứt quan hệ hôn nhân.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cha mẹ cũng xảy ra chuyện tranh giành nuôi con. Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi con trong các trường hợp sau đây:
– Con chưa thành niên.
– Con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Ngoài ra, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ căn cứ vào các điều kiện tốt nhất cho con để chỉ định người được quyền nuôi con.
3. Quyền nuôi con trong những trường hợp đặc biệt.
– Trường hợp người con dưới 03 tuổi, thì quyền nuôi con thuộc về người mẹ. Trừ trường hợp người mẹ không thể hoặc không đủ các điều kiện để trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con cái, hoặc giữa vợ chồng có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Nếu người cha chứng minh được người mẹ không đủ các điều kiện để trực tiếp nuôi con. Trường hợp này, Tòa án vẫn có thể phán quyết cho người cha được quyền trực tiếp nuôi con.
– Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì ai trong hai vợ chồng muốn nuôi con phải hỏi qua nguyện vọng của con. Trên thực tế, ý kiến của con thường chỉ mang tính định hướng, tham khảo, là một phần để Tòa án xem xét đi đến quyết định, không có ý nghĩa hoàn toàn quyết định.
Việc lấy ý kiến của con khi ly hôn được thực hiện như sau: bảo đảm thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của trẻ; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ. Đặc biệt, việc lấy ý kiến phải đảm bảo giữ bí mật cá nhân của trẻ.
4. Điều kiện để giành quyền nuôi con khi ly hôn
4.1 Điều kiện về vật chất để giành quyền nuôi con:
Người không có thu nhập ổn định khó có thể đáp ứng được nhu cầu tối thiểu cho con. Do đó, người trực tiếp nuôi dưỡng con phải là người có điều kiện vật chất đảm bảo nuôi con.
+ Chứng minh thu nhập thực tế của bạn.
+ Có công việc ổn định, môi trường sinh hoạt, điều kiện học tập cho con, có nhà ở hợp pháp.
Để có thể chứng minh được điều kiện vật chất của mình, cần có mức thu nhập cao hơn người kia để đảm bảo nuôi dưỡng tốt cho con. Bạn cần chứng minh tình trạng tài chính ổn định, bằng việc chứng minh mình có thu nhập đảm bảo nuôi con như bảng lương, sổ đóng bảo hiểm xã hội, doanh thu bán hàng….
Ngoài ra, để giành quyền nuôi con cần cung cấp các giấy tờ chứng thực đi kèm như: hợp đồng lao động, sổ đỏ…
>>> Xem thêm: Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn có yếu tố nước ngoài
4.2 Điều kiện về mặt tinh thần để giành quyền nuôi con:
Chứng minh về điều kiện thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con cái. Hoặc các điều kiện cho con vui chơi, giải trí, nhân cách và đạo đức cha mẹ. Cụ thể, các điều kiện để giành quyền nuôi con khác như:
– Có đủ thời gian để chăm sóc, dạy dỗ, tạo điều kiện cho con vui chơi, học tập, giải trí;
– Chứng minh bản thân là người cha/người mẹ luôn quan tâm, yêu thương con cái
– Hoặc chứng minh về tư cách đạo đức nuôi dạy con. Đây có thể là bằng chứng lợi thế trước tòa cho thấy đối phương có lỗi trong việc ly hôn.
Bạn cần đưa ra các bằng chứng chứng minh được rằng người vợ/người chồng của mình đã có những hành động hoặc những vi phạm về đạo đức dẫn đến phải chấm dứt hôn nhân như:
+ Ngoại tình,
+ Bạo lực gia đình,
+ Không thực hiện tốt nghĩa vụ của người chồng, người vợ.
5. Các quyền và nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con:
– Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo Thỏa thuận hoặc theo quy định của Bản án/Quyết định của Tòa án về nghĩa vụ cấp dưỡng.
– Người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà người nuôi dưỡng hoặc người thân thích hay bất kỳ ai không ai được cản trở.
– Nếu lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của Người không trực tiếp nuôi con.
Như vậy, dù không được trực tiếp nuôi dạy con nhưng cha hoặc mẹ vẫn có những quyền, nghĩa vụ cơ bản thể hiện quyền và trách nhiệm giữa Cha mẹ và con.
6. Quy định nghĩa vụ cấp dưỡng có yếu tố nước ngoài
Nghĩa vụ cấp dưỡng tuân theo pháp luật của nước nơi người yêu cầu cấp dưỡng cư trú.
Trường hợp người yêu cầu cấp dưỡng không có nơi cư trú tại Việt Nam thì áp dụng pháp luật của nước nơi người yêu cầu cấp dưỡng là công dân.
>>> Xem thêm: Cấp dưỡng cho con khi vợ chồng ly hôn
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Công ty FBLAW chúng tôi gửi đến quý khách hàng. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến Giải quyết con cái khi vợ chồng ly hôn ở nước ngoài. Quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay đến FBLAW để được hướng dẫn cụ thể hơn.
Liên hệ với FBLAW theo thông tin sau:
- Điện thoại: 038.595.3737 – Hotline: 0973.098.987
- Fanpage: Công ty Luật FBLAW
- Địa chỉ: 48 Ngô Quyền, Phường Hàng Bài, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội
- Trụ sở chính: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, Thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An