banner

Chia tài sản trong trường hợp vợ chồng không đăng ký kết hôn

Chia tài sản trong trường hợp vợ chồng không đăng ký kết hôn

Công ty luật FBLAW tư vấn cho bạn các vấn đề liên quan về “Chia tài sản trong trường hợp vợ chồng không đăng ký kết hôn” như sau: 

Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

Theo Khoản 1 Điều 14 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn như sau:

“Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng.

Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.”

Tại Điều 15 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn như sau:

“Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con”.

Như vậy, trường hợp nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn, chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quan hệ vợ chồng, không cần phải tiến hành thủ tục ly hôn.

Giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Theo Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn như sau:

“1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật Dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con. Công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.”

Chia tài sản trong trường hợp vợ chồng không đăng ký kết hôn
Luật FBLAW tư vấn về cách phân chia tài sản chung theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Do đó, khi nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, sau đó vì lý khách quan hoặc chủ quan như tình cảm không còn, hai bên muốn đường ai nấy đi,… thì quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của họ sẽ được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên.

Trường hợp hai bên nam nữ không có thỏa thuận về cách phân chia tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng thì các quan hệ này sẽ được giải quyết theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015

Quản lý, sử dụng tài sản chung

Theo Điều 216 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về quản lý tài sản chung như sau:

” Các chủ sở hữu chung cùng quản lý tài sản chung theo nguyên tắc nhất trí, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”. 

Theo Điều 217 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về sử dụng tài sản chung như sau:

“1.Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

2. Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền ngang nhau trong việc khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”

Chia tài sản thuộc hình thức sở hữu chung

Theo Điều 219 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về chia tài sản thuộc hình thức sở hữu chung như sau:

1. Trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung.

Nếu tình trạng sở hữu chung phải được duy trì trong một thời hạn theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của luật thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó.

Khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì chủ sở hữu chung có yêu cầu chia có quyền bán phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp các chủ sở hữu chung có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán và chủ sở hữu chung đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung và tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

Chia tài sản trong trường hợp vợ chồng không đăng ký kết hôn
Luật FBLAW tư vấn cho bạn về Chia tài sản chung khi nam nữ không đăng ký kết hôn theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015

Kết luận:

Như vậy, đối với trường hợp hai bên nam nữ sống chung như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn mà không có thỏa thuận về cách phân chia tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng thì các quan hệ này sẽ được giải quyết theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 như trên và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Chia tài sản trong trường hợp nam nữ

chung sống như vợ chồng trước ngày 03/01/1987

Theo Khoản 2 Điều 44 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:

Đối với các trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích và tạo điều kiện để đăng ký kết hôn.

Nếu có yêu cầu ly hôn thì việc chia tài sản sẽ căn cứ vào Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Trong trường hợp vợ chồng khi ly hôn thì việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng sẽ tính đến các yếu tố sau đây:

  • Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
  • Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung.
  • Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
  • Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Lưu ý: Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

FBLAW tự hào là công ty luật thực hiện các dịch vụ tư vấn pháp lý về hôn nhân gia đình uy tín và chuyên nghiệp. Vì vậy, đến với đội ngũ luật sư của chúng tôi, bạn hoàn toàn có thể giải quyết vụ việc nhanh chóng với mức chi phí hợp lý nhất.

Trân trọng !