Bị đơn không cung cấp địa chỉ khi giải quyết ly hôn đây là một trong những trường hợp thường xuyên xảy ra trong quá trình Tòa án giải quyết ly hôn. Để giải quyết câu hỏi trên, đội ngũ Công ty luật FBLAW xin gửi đến quý khách hàng bài viết sau. Nếu còn bất cứ thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ 0973.098.987 & 038.595.3737 để được tư vấn và hỗ trợ.
1. Ly hôn là gì? Ai có quyền yêu cầu ly hôn?
Theo khoản 14 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 nêu rõ: Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Theo quy định tại Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, đối tượng được yêu cầu ly hôn là:
– Một trong hai bên vợ hoặc chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
– Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
Tuy nhiên, thực tế giải quyết các vụ án hôn nhân gia đình hiện nay cho thấy rất nhiều trường hợp nguyên đơn khởi kiện yêu cầu ly hôn nhưng không biết địa chỉ nơi cư trú của bị đơn ở đâu vì cuộc sống hôn nhân có mâu thuẫn, tranh chấp nên vợ chồng không chung sống với nhau, không ở tại địa phương nữa tuy nhiên thỉnh thoảng vẫn liên lạc với gia đình hoặc với con.
2. Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án
– Theo quy định khoản c Điều 6 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP:
Trường hợp không thuộc Điểm a, b khoản 2 Điều 6 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP Tòa án đã yêu cầu nguyên đơn cung cấp địa chỉ mới của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhưng nguyên đơn không cung cấp được thì có quyền yêu cầu Tòa án thu thập, xác minh địa chỉ mới của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định của pháp luật.
Trường hợp Tòa án không xác định được địa chỉ mới của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án đình chỉ việc giải quyết vụ án.
– Khoản 4 Điều 6 Nghị quyết nêu trên quy định:
Trường hợp vụ án bị đình chỉ giải quyết theo hướng dẫn tại điểm c khoản 2 Điều này thì theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 192 BLTTDS 2015, người khởi kiện có quyền khởi kiện lại vụ án đó khi cung cấp được đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở của người bị kiện…
Như vậy, nếu vụ án ly hôn thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 6 Nghị quyết số 04/2017/HĐTP thì Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết vụ án là đúng. Người khởi kiện có quyền khởi kiện lại vụ án khi cung cấp được đúng địa chỉ nơi cư trú, làm việc của người bị kiện”.
Theo hướng dẫn trên thì Tòa án sẽ chỉ đình chỉ giải quyết vụ án nhưng việc đình chỉ này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền của nguyên đơn vì nếu bị đơn cố tình không hợp tác thì nguyên đơn sẽ không bao giờ khởi kiện yêu cầu giải quyết ly hôn được.
>>> Xem thêm: Dịch vụ ly hôn cho người Việt Nam làm việc ở nước ngoài
3. Tòa án vẫn tiến hành giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật
– Tại các khoản 2, 3 Điều 5 Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP có hướng dẫn như sau:
Người khởi kiện đã cung cấp địa chỉ “nơi cư trú, làm việc, hoặc nơi có trụ sở” của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cho tòa án theo đúng quy định của pháp luật tại thời điểm nộp đơn khởi kiện mà được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp, xác nhận hoặc có căn cứ khác chứng minh rằng đó là địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì được coi là đã ghi đúng địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
– Khoản 1 Điều 6 Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP quy định:
Trường hợp trong đơn khởi kiện người khởi kiện đã ghi đầy đủ và đúng địa chỉ người bị kiện thì Tòa án phải nhận đơn khởi kiện và xem xét thụ lý vụ án theo thủ tục chung.
– Điểm a khoản 2 Điều 6 Nghị quyết 04 quy định:
Trường hợp người bị kiện… thay đổi nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở gắn với việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong giao dịch, hợp đồng mà không thông báo cho người khởi kiện biết về nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở mới theo quy định tại khoản 3 Điều 40, điểm b khoản 2 Điều 277 BLDS 2015 thì được coi là cố tình giấu địa chỉ và Tòa án tiếp tục giải quyết theo thủ tục chung mà không đình chỉ việc giải quyết vụ án vì lý do không tống đạt được cho bị đơn
Như vậy, trường hợp này phải được coi là ghi đúng địa chỉ, Tòa án sẽ giải quyết theo thủ tục chung mà không đình chỉ việc vụ án như hướng dẫn.
Trường hợp không thể cấp, tống đạt, thông báo trực tiếp văn bản tố tụng vì họ vắng mặt ở nơi cư trú mà không rõ thời điểm trở về hoặc không rõ địa chỉ nơi cư trú mới của họ thì Tòa án tiến hành thủ tục niêm yết công khai văn bản tố tụng.
– Khoản 1 Điều 180 BLTTDS quy định:
Việc thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng được thực hiện khi pháp luật có quy định hoặc có căn cứ xác định là việc niêm yết công khai không bảo đảm cho người được cấp, tống đạt, thông báo nhận được thông tin về văn bản cần được cấp, tống đạt, thông báo
Đối với các trường hợp bị đơn không có mặt tại địa phương, việc niêm yết có căn cứ xác định bị đơn không thể biết thông tin.
Tuy nhiên, tại khoản 2 Điều 180 của BLTTDS quy định: “Việc thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng có thể được thực hiện nếu có yêu cầu của các đương sự khác. Trong trường hợp này, lệ phí thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng do đương sự có yêu cầu thông báo chịu.”
>>> Xem thêm: Chồng đang bị tạm giam giữ có ly hôn được không?
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề “Bị đơn không cung cấp địa chỉ khi giải quyết ly hôn ” của đội ngũ Công ty luật FBLAW. Để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình, Quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay với Công ty luật FBLAW để được tư vấn và hỗ trợ.
Liên hệ với FBLAW theo thông tin sau:
- Điện thoại: 038.595.3737 – Hotline: 0973.098.987
- Fanpage: Công ty Luật FBLAW
- Địa chỉ: 48 Ngô Quyền, Phường Hàng Bài, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội
- Trụ sở chính: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, Thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An