banner

Dịch vụ ly hôn cho người Việt Nam làm việc ở nước ngoài

Dịch vụ ly hôn cho người Việt Nam làm việc ở nước ngoài

Dịch vụ ly hôn cho người Việt Nam làm việc ở nước ngoài là dịch vụ được nhiều khách hàng quan tâm khi đến với công ty chúng tôi. Hiện nay, với xu thế mở cửa ngoại giao, hội nhập quốc tế, nhiều người dân được có những cơ hội giao lưu, học tập và làm việc với mọi người dân trên thế giới vì vậy mà có những cuộc hôn nhân giữa người Việt Nam với người nước ngoài cũng ngày càng phổ biến hơn. Do vậy, bên cạnh việc kết hôn với người nước ngoài thì thủ tục ly hôn với người nước ngoài và làm việc ở nước ngoài cũng đang được nhiều người chú trọng đến,

Hiểu được tâm lý của khách hàng, với đội ngũ Luật sư Công ty Luật FBLAW chúng tôi với kinh nghiệm nhiều năm trong việc tư vấn các vấn đề pháp lý xoay quanh thủ tục ly hôn, xin gửi đến Quý khách hàng bài viết sau. Nếu còn bất cứ thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ 0973.098.987 & 038.595.3737 để được tư vấn và hỗ trợ.

1. Ly hôn là gì?

Theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

2. Hồ sơ ly hôn có yếu tố nước ngoài

– Đơn xin ly hôn;

– Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;

– Bản sao Hộ khẩu thường trú, tạm trú của vợ và chồng;

– Bản sao Chứng minh thư nhân dân hoặc bản sao hộ chiếu của vợ và chồng;

– Các giấy tờ chứng minh về tài sản: Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở (nếu có)…

– Bản sao giấy khai sinh của con.

– Hồ sơ tài liệu chứng minh việc một bên đang ở nước ngoài (nếu có)

3. Trình tự, thủ tục tiến hành giải quyết ly hôn tại tòa án

Dịch vụ ly hôn cho người Việt Nam làm việc ở nước ngoài
Dịch vụ ly hôn cho người Việt Nam làm việc ở nước ngoài

Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền

Bước 2: Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí;

Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;

Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.

4. Giành nuôi con trong trường hợp ly hôn có yếu tố nước ngoài

Tòa án luôn dựa vào nguyên tắc thỏa thuận của hai vợ chồng để quyết định ai sẽ là người được nuôi con. Cho nên, cha mẹ của con cái có thể tự thỏa thuận trực tiếp ai sẽ là người nuôi con. Và thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ vợ chồng đối với con cái vào các thời điểm trước, trong hoặc sau khi yêu cầu Tòa án chấm dứt quan hệ hôn nhân.

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cha mẹ cũng xảy ra chuyện tranh giành nuôi con. Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi con trong các trường hợp sau đây:

– Con chưa thành niên.

– Con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Ngoài ra, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ căn cứ vào các điều kiện tốt nhất cho con để chỉ định người được quyền nuôi con.

>> Xem thêm: Thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài mới nhất

5. Giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng.

– Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

+ Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

+ Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

+ Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

+ Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

– Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

– Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

6. Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài

Dịch vụ ly hôn cho người Việt Nam làm việc ở nước ngoài
Dịch vụ ly hôn cho người Việt Nam làm việc ở nước ngoài

Xuất khẩu lao động ở nước ngoài là trường hợp một bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn sẽ được giải quyết theo pháp luật ở nước nơi thường trú chung của vợ chồng.

Trường hợp nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam

Vì vậy, thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài khi có một bên đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài sẽ giải quyết tại tòa án nhân dân tỉnh.

7. Án phí ly hôn có yếu tố nước ngoài

Hiện nay mức án phí ly hôn được quy định tại Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 Quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí tòa án. Khi ly hôn, án phí ly hôn sơ thẩm đều chia làm hai dạng là ly hôn không có giá ngạch và ly hôn có giá ngạch. Cụ thể:

Một là, án phí ly hôn không có giá ngạch:

Mức án phí ly hôn sơ thẩm không có giá ngạch mà các bên đương sự phải nộp là 300.000 đồng theo quy định tại Danh mục án phí, lệ phí Tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14. Không có giá ngạch ở đây tức là không có tranh chấp về tài sản giữa các bên khi ly hôn.

Hai là, án phí ly hôn có giá ngạch:

Án phí ly hôn có giá ngạch được xác định dựa trên giá trị tổng tài sản các bên tranh chấp, theo các mức như sau:

– Giá trị tranh chấp dưới 6.000.000 đồng: án phí là 300.000 đồng;

– Giá trị tranh chấp từ 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng: án phí là 5% tổng giá trị tài sản tranh chấp;

– Giá trị tranh chấp từ 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng: án phí là 20.000.000 đồng + 4% phần vượt quá 400.000.000 đồng;

– Giá trị tranh chấp từ 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng: án phí là 36.000.000 đồng + 3% phần vượt quá 800.000.000 đồng;

– Giá trị tranh chấp từ 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng: án phí là 72.000.000 đồng + 2% phần vượt quá 2.000.000.000 đồng;

– Giá trị tranh chấp trên 4.000.000.000 đồng: án phí là 112.000.000 đồng + 0,1% phần vượt quá 4.000.000.000 đồng.

Có thể thấy, đối với án phí ly hôn sơ thẩm theo giá ngạch tổng giá trị tranh chấp tài sản của hai bên đương sự càng nhiều thì mức án phí ly hôn sơ thẩm lại càng cao. Quy định này cũng là một trong các quy phạm khuyến khích tinh thần tự thỏa thuận của các bên trong ly hôn, vì khi các bên thỏa thuận được về phân chia tài sản thì không phải nộp án phí theo giá ngạch.

Nghĩa vụ chịu án phí khi ly hôn có yếu tố nước ngoài được quy định cụ thể tại khoản 5 Điều 27 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14.

>>> Xem thêm: Giải quyết con cái khi vợ chồng ly hôn ở nước ngoài

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề Dịch vụ ly hôn cho người Việt Nam làm việc ở nước ngoài của đội ngũ Công ty luật FBLAW. Để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình, Quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay với Công ty luật FBLAW để được tư vấn và hỗ trợ.

Liên hệ với FBLAW theo thông tin sau:

  • Điện thoại: 595.3737 – Hotline:  0973.098.987
  • Fanpage:Công ty Luật FBLAW
  • Địa chỉ: 48 Ngô Quyền, Phường Hàng Bài, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội
  • Trụ sở chính: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, Thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An

 

  • Luat-dan-su

    Luật Dân sự

    Luật Dân sự là một chế định pháp luật có vai trò và vị trí vô cùng quan trọng trong hệ thống pháp luật. Luật Dân […]

  • Mẫu thông báo nộp tiền học phí trường mầm non

    Mẫu thông báo nộp tiền học phí trường mầm non là văn bản gửi quý phụ huynh đang có con em học tập tại trường mầm […]

  • Đơn xin ly hôn

    Đơn xin ly hôn mới nhất

    Đơn xin ly hôn là thành phần hồ sơ bắt buộc phải có khi vợ chồng muốn Tòa án giải quyết việc ly hôn. Tuy nhiên, […]