banner

Phân biệt hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp với hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Phân biệt hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp với hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Phân biệt hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp với hành vi cạnh tranh không lành mạnh đang là vấn đề đang có nhiều sự nhầm lẫn trong việc xác định hành vi. Do vậy, với bài viết dưới đây FBLAW sẽ gửi đến cho bạn những thông tin quan trọng về vấn đề này giúp cho độc giả có thể hiểu sâu sắc hơn về vấn đề này. Nếu còn bất cứ thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ 1900088837 để được tư vấn và hỗ trợ.

 

Tiêu chí

Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

 

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh

 

Cơ sở pháp lý

Điều 126, 127, 129 Luật sở hữu trí tuệ 2019

Khoản 6 Điều 3 Luật cạnh tranh 2018

Khái niệm

Là hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí; hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh; hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.

Phạm vi áp dụng

– Đối tượng xâm phạm là quyền sở hữu công nghiệp

– Điều kiện đang được bảo hộ

– Đối tượng bị xâm phạm rộng

+ Đối tượng SHCN: nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý

+ CDTM khác: biểu tượng, khẩu hiệu kinh doanh, bao bì, nhãn hàng hóa,…

+ Điều kiện: được sử dụng rộng rãi, có uy tín

Các dạng hành vi

– Thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội.

-Không chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp mặc dù đã được chủ sở hữu thông báo bằng văn bản yêu cầu chấm dứt.

-Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo về sở hữu công nghiệp hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này,

– Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán vật mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này

Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn

Hành vi sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước thành viên của điều ước quốc tế có quy định của người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đó

Đăng ký, chiếm giữ tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại… với mục đích chiếm giữ tên miền

Chủ thế

-Bất kể chủ thể nào vi phạm độc quyền của chủ sở hữu đã được pháp luật quy định hoặc có hành vi sử dụng quyền sở hữu công nghiệp mà không xin phép hoặc trả tiền, hoàn phí cho chủ sở hữu.

-Các chủ thể này không bắt buộc phải là các chủ thể đang có vị trí cạnh tranh nhau trên thị trường.

– Xâm phạm với lỗi cố ý hoặc vô ý,

– Không cần chứng minh có thiệt hại.

-Các chủ thể có hành vi bị cấm đối với đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Các chủ thể này là các chủ thể đang ở vị trí cạnh tranh nhau, đối đầu với nhau.

Nếu các chủ thể có hành vi bị cấm đối với đối thủ cạnh tranh trên thị trường liên quan và thị trường địa lý liên quan.

-Xâm phạm luôn với lỗi cố ý, nhằm mục đích lừa dối, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.

-Chứng minh hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại.

Lỗi

Chủ thể có hành vi do cố tình xâm phạm hoặc do cố ý xâm phạm vì không biết được rằng đối tượng đó đang được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì vẫn phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình theo quy định của pháp luật.

Đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp không quan tâm đến yếu tố lỗi vì các chủ thể khác phải có nghĩa vụ biết tới các quyền của chủ sở hữu công nghiệp.

Là hành vi có lỗi cố ý theo quy định pháp luật hiện hành. Hành vi này nhằm mục đích cạnh tranh. Nếu chủ thể của hành vi này không biết rằng mình đang thực hiện hành vi cấm đó thì không kết luận, buộc tội về hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Điều kiện áp dụng

Chỉ có thể tạo ra hành vi xâm phạm quyền sở hữu  công nghiệp khi có quyền sở hữu công nghiệp hợp pháp đang được bảo hộ bị xâm phạm

Không cần phải có đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.

Người bị thiệt hại chỉ cần chứng minh được việc sử dụng chỉ dẫn thương mại nhằm mục đích gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Các chủ thể kinh doanh trong cùng một lĩnh vực hoặc cùng một khu vực kinh doanh.

Thiệt hại

Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp không cần chứng minh thiệt hại

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh phải gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại nhất định cho chủ sở hữu hoặc người tiêu dùng hoặc cho Nhà nước

Đối tượng bị xâm hại

Các đối tượng sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ hợp pháp

Các chỉ dẫn thương mại có thể là đối tượng sở hữu công nghiệp đã được sử dụng rộng rãi, lâu dài, ổn định

>>> Xem thêm: Thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp tại Hà Nội mới nhất

>>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân mới nhất

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Công ty FBLAW chúng tôi gửi đến quý khách hàng. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến phân biệt hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp với hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay đến FBLAW để được hướng dẫn cụ thể hơn.

Liên hệ với FBLAW theo thông tin sau:

  • Điện thoại: 038.595.3737 – Hotline: 0973.098.987
  • Fanpage: Công ty Luật FBLAW
  • Địa chỉ: 48 Ngô Quyền, Phường Hàng Bài, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội
  • Trụ sở chính: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, Thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An