banner

So sánh thủ tục hòa giải tiền tố tụng và thủ tục hòa giải tại phiên tòa

Công ty Luật FBLAW gửi đến Quý bạn đọc bài viết về nội dung So sánh thủ tục hòa giải tiền tố tụng và thủ tục hòa giải tại phiên tòa.

So sánh thủ tục hòa giải tiền tố tụng và thủ tục hòa giải tại phiên tòa.

Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này. Việc tiến hành hòa giải dựa trên nguyên tắc:

– Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình;

– Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hộị.

Công ty Luật FBLAW - Tư vấn các vấn đề tố tụng dân sự uy tín tại Nghệ An
So sánh thủ tục hòa giải tiền tố tụng và thủ tục hòa giải tại phiên tòa

 

Thủ tục hòa giải tiền tố tụng Thủ tục hòa giải tại phiên tòa
Thời gian hòa giải Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn. Căn cứ theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì việc hỏi các đương sự có thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án hay không do Chủ tọa phiên tòa hỏi và được thực hiện trong phần thủ tục bắt đầu phiên tòa (Điều 246, mục 2, Chương XIV Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015).

* TRANH TỤNG TẠI PHIÊN TÒA:

Trong quá trình xét xử, Hội đồng xét xử có quyền quyết định tạm ngừng phiên tòa khi:

– Các đương sự thống nhất đề nghị Tòa án tạm ngừng phiên tòa để họ tự hòa giải

Thành phần tham gia Thành phần tham gia phiên họp gồm có:

a) Thẩm phán chủ trì phiên họp;

b) Thư ký Tòa án ghi biên bản phiên họp;

c) Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự;

d) Đại diện tổ chức đại diện tập thể lao động đối với vụ án lao động

đ) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (nếu có);

e) Người phiên dịch (nếu có).

Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

– Do Tòa án nhân dân có thẩm quyền thực hiện;

– Chỉ được tiến hành trong giai đoạn chuẩn bị xét xử;

– Kết quả hòa giải có tính chất bắt buộc thi hành, có giá trị pháp lý.

Nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm Trước khi mở phiên tòa, Tòa án tiến hành hòa giải; nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì họ chỉ phải chịu 50% mức án phí sơ thẩm Vẫn chịu mức phí sơ thẩm như bình thường
Các quyết định của Tòa án dựa trên kết quả hòa giải – Trường hợp hòa giải không thành:

Tòa án lập biên bản hòa giải không thành và ra quyết định đưa vụ án ra xét xử

– Trường hợp hòa giải thành:

Hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.

Chủ tọa phiên tòa hỏi các đương sự có thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án hay không; trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và thỏa thuận của họ là tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội thì Hội đồng xét xử ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về việc giải quyết vụ án.

 

Công ty Luật FBLAW – UY TÍN – TẬN TÂM – CHUYÊN NGHIỆP

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật FBLAW về so sánh thủ tục tiến hành hòa giải tiền tố tụng và thủ tục hòa giải tại phiên tòa

Hy vọng rằng sự tư vấn của luật FBLAW sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức để giải quyết được những vướng mắc hiện có của bản thân.

???? Liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn, hỗ trợ nhé:

Tel: 038.595.3737 – Hotline: 0973.098.987
Email: tuvanfblaw@gmail.com
Địa chỉ: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, Thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An
Trân trọng!