banner

Nguyên tắc tiến hành hòa giải theo quy định tố tụng dân sự

Công ty Luật FBLAW gửi đến Quý bạn đọc bài viết với nội dung về nguyên tắc tiến hành hòa giải theo quy định tố tụng dân sự.

Nguyên tắc tiến hành hòa giải

Mở phiên hòa giải là trách nhiệm của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án dân sự nhằm giúp đương sự có thể thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết quan hệ tranh chấp.

Thời điểm tiến hành hòa giải

Thời điểm tiến hành hòa giải (hay thời điểm mở phiên hòa giải) được quy định tại Khoản 1 Điều 205 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015: “1. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn”.

Theo đó, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có trách nhiệm tổ chức phiên hòa giải theo quy định trừ trường hợp vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn; vụ án không được tiến hành hòa giải (Điều 206 BLTTDS) và những vụ án không tiến hành hòa giải được (Điều 207 BLTTDS). Tùy từng trường hợp khi xét thấy việc xây dựng hồ sơ, thu thập chứng cứ đã đầy đủ, các tình tiết của vụ án đã được làm rõ Thẩm phán sẽ linh hoạt ấn định thời điểm mở phiên hòa giải trong thời hạn chuẩn bị xét xử sao cho phù hợp.

Nguyên tắc tiến hành hòa giải

FBLAW - Tư vấn lĩnh vực tố tụng dân sự tại Nghệ An
Hòa giải trong tố tụng dân sự

Việc hòa giải được tiến hành theo các nguyên tắc quy định tại Khoản 2 Điều 205 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, theo đó:

Thứ nhất, hòa giải phải tôn trọng sự tự nguyện của các bên, không bắt buộc, áp đặt các bên tranh chấp phải tiến hành hòa giải. Khi các đương sự đã tự nguyện thỏa thuận tức là các đương sự tự lựa chọn quyết định các vấn đề tranh chấp bằng hòa giải và thương lượng, thỏa thuận với nhau giải quyết các vấn đề của vụ án.

Thứ hai, hòa giải phải được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật, nội dung thỏa thuận không trái với pháp luật, đạo đức xã hội. Tức là ngoài yếu tố tự nguyện thỏa thuận của các đương sự thì việc tòa án hòa giải còn phải thỏa mãn các điều kiện: tuân thủ đúng trình tự, thủ tục hòa giải; phạm vi hòa giải theo pháp luật quy định; nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không được trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội

Ngoài ra, việc hòa giải phải tích cực, kiên trì nhằm đạt được kết quả hòa giải. Tích cực để có thể giải quyết được nhanh chóng vụ án, không để việc hòa giải kéo dài vô ích khi không có khả năng hòa giải nhưng lại phải kiên trì giải thích cho đương sự hiểu rõ pháp luật áp dụng giải quyết vụ án và đi sâu giải quyết các mắc mớ trong tâm tư tình cảm của họ.

Phạm vi hòa giải trong vụ án dân sự

Hòa giải được tiến hành với hầu hết các vụ án dân sự, trừ những trường hợp không hòa giải được, pháp luật quy định không được hòa giải và những vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.

Công ty Luật FBLAW - Tư vấn lĩnh vực tố tụng dân sự uy tín tại Nghệ An

Những vụ án dân sự không được hòa giải (Điều 206 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)

– Yêu cầu đòi bồi thường gây thiệt hại đến tài sản Nhà nước. Theo đó, mọi hành vi gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước đều là trái pháp luật và buộc phải bồi thường. Người gây thiệt hại không có quyền điều chỉnh, thương lượng với Nhà nước về mức độ bồi thường và bồi thường như thế nào. Mặt khác, pháp luật cũng phòng ngừa trường hợp những cá nhân đại diện cho Nhà nước, lợi dụng quyền đó để tùy tiện thương lượng với bên gây thiệt hại hoặc móc ngoặc với bên gây thiệt hại làm thất thoát tài sản của Nhà nước.

– Những vụ án dân sự phát sinh từ giao dich trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội. Đây chính là các giao dịch dân sự vô hiệu nên khi giải quyết vụ án ày tòa án sẽ giải quyết theo hướng tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu và giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu vì khi giao dịch dân sự vô hiệu thì về mặt pháp lý quyền và nghĩa vụ của các bên không được nhà nước thừa nhận và bảo vệ nên Tòa án không thể tiến hành hòa giải được.

Những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được (Điều 207 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)

Những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 207 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 gồm: Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt; Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng; Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự; Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.

Kết quả của việc tiến hành hòa giải sẽ xảy ra hai trường hợp là hòa giải thành và hòa giải không thành. Tùy thuộc vào kết quả đó, Thẩm phán sẽ ban hành các quyết định cụ thể liên quan đến việc giải quyết vụ án dân sự nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự; đặc biệt là đảm bảo các quy định của pháp luật được tuân thủ.

 

Trên đây là tư vấn của Công ty FBLAW về nguyên tắc tiến hành hòa giải theo quy định tố tụng dân sự

FBLAW tự hào là công ty luật thực hiện các dịch vụ tư vấn pháp lý về các vấn đề liên quan đến tố tụng dân sự uy tín và chuyên nghiệp. Hãy đến với chúng tôi, bạn hoàn toàn có thể giải quyết vụ việc nhanh chóng với mức chi phí hợp lý nhất.

Liên hệ với FBLAW theo thông tin sau:

Tel: 038.595.3737 – Hotline: 0973.098.987
Email: tuvanfblaw@gmail.com
Địa chỉ: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, Thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An

Trân trọng ./.

 

 

 

  • Một số nhầm lẫn khi thực hiện hợp đồng lao động

    Hợp đồng lao động là văn bản thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, trong […]

  • Ly hôn đơn phương mới nhất

    Ly hôn đơn phương mới nhất

    Ly hôn đơn phương mới nhất được quy định như thế nào? Ly hôn đơn phương là ly hôn theo yêu cầu của một bên. Ý […]

  • PC là gì?

    PC là gì?

    PC là? là một trong những vấn đề đang được nhiều doanh nghiệp, tổ chức, các chủ nhà thầu quan tâm đến bởi vì đây là một […]