Tại Việt Nam và trên toàn thế giới. Người dân từ lâu đã xem chó là vật nuôi để trông nhà và coi nó như thành viên trong gia đình. Nhưng bên cạnh đó, cũng có không ít trường hợp chó thả rông, không rọ mõm khi đi ra ngoài đã tấn công người khác. Trong trường hợp chó cắn người, chủ hoặc người quản lý, trông coi con chó đó có phải chịu trách nhiệm không? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này. Sau đây, Công ty Luật FBLAW kính gửi tới quý khách hàng bài viết để giải đáp các vấn đề nêu trên. Nếu còn bất cứ thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ 0973.098.987 & 038.595.3737 để được tư vấn và hỗ trợ.
1. Quy định về xử lý hành vi thả rông chó
Ảnh minh họa
>>>Xem thêm: Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra mới nhất
1.1. Xử phạt hành chính
Căn cứ điểm b Khoản 1 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định:
1.Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
….
b) Thả rông động vật nuôi trong đô thị hoặc nơi công cộng
Bên cạnh đó, theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định:
2.Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
….
c) Để động vật nuôi gây thương tích hoặc gây thiệt hại tài sản cho tổ chức, cá nhân khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Ngoài ra, còn áp dụng biện pháp khắc phục buộc chi trả toàn bộ chi phí khám chữa bệnh cho nạn nhân.
Như vậy. Hành vi thả rông cho có thể phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng. Trong trường hợp chó cắn gây thương tích hoặc thiệt hại về vật chất thì bị phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
1.2. Tránh nhiệm hình sự
Trong trường hợp việc thả rông động vật nuôi dẫn tới chết người thì ngoài bồi thường trách nhiệm dân sự ra thì chủ nuôi còn phải chịu trách nhiệm hình sự. Việc chịu trách nhiệm này cần phải xem xét tới ý thức chủ quan của người chủ nuôi trong từng trường hợp để có thể truy cứu trách nhiệm hình sự theo từng tội danh khác nhau. Trong trường hợp người chủ nuôi không có ý định thả rông động vật nuôi, như chó, mèo. Để gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe thậm chí là tính mạng cho người khác mà chỉ vô tình để cho động vật nuôi xổng chuồng thì có thể truy cứu trách nhiệm hình sự theo tội vô ý làm chết người quy định tại Điều 128 Bộ Luật Hình Sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 như sau:
Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
Ngoài ra. Nếu như trong trường hợp chủ nuôi cố tình thả rông động vật nuôi ra nơi công cộng. Dẫn tới hậu quả là làm chết người thì có thể bị truy tố theo Điều 295 Bộ Luật Hình Sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 về tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người và có tình tiết tăng nặng là làm chết người. Cụ thể dựa vào hậu quả làm chết bao nhiêu người thì Tòa án quy định về mức xử phạt tương ứng với tội danh.
2. Ai có trách nhiệm bồi thường thiệt hại hành vi thả rông vật nuôi.
Ảnh minh họa
>>>Xem thêm: Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm,uy tín bị xâm phạm
Căn cứ Điều 603 Bộ luật Dân sự năm 2015, quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra như sau:
1.Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
3. Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
4. Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.
Như vậy. Nếu không thuộc trường hợp khác thì việc thả rông động vật nuôi gây thiệt hại cho người khác. Thì người chịu tránh nhiệm bồi thường phải là chủ của vật nuôi đó
3. Quy định về bồi thường thiệt hại
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm được quy định tại Điều 589 Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định như sau:
Thiệt hại do tài sả bị xâm phạm bao gồm:
- Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng
- Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút
- Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại
- Thiệt hại khác do luật quy định
Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm được quy định tại Điều 591 Bộ Luật Dân sự:
- Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
b) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
c) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này.
Mức bồi thường thiệt hại do tài sản, sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm được hai bên thỏa thuận với nhau. Trong trường hợp có tranh chấp thì hai bên có thể yêu cầu Tòa giải quyết.
Việc thả rông chó dẫn đến cắn người có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bên cạnh đó, chủ chó còn phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trên đây là toàn bộ nội dung về “Chó cắn người đi đường. Chủ có phải bồi thường thiệt hại không?” của Công ty luật FBLAW. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc. Quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay với Công ty luật FBLAW để được tư vấn và hỗ trợ.
Liên hệ với FBLAW theo thông tin sau:
-
Điện thoại: 0973.098.987- 038.595.3737
-
Fanpage: Công ty Luật FBLAW
-
Trụ sở chính: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, Thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An