Dù ở quá khứ hay hiện tại, trong chiến tranh hay thời bình, truyền thống tốt đẹp “lá lành đùm lá rách” vẫn luôn được người Việt Nam giữ gìn, phát huy. Tuy vậy, nhiều đối tượng lại đang lợi dụng lòng tốt của người khác để trục lợi cho bản thân. Trục lợi tiền từ thiện – hành vi đáng lên án này không còn quá xa lạ trong xã hội. Vậy trục lợi tiền từ thiện sẽ bị xử lý ra sao? Để làm rõ các thông tin này, Công ty luật FBLAW xin gửi tới Quý khách hàng bài viết sau đây. Nếu còn bất cứ thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ 0973.098.987 & 038.595.3737 để được tư vấn và hỗ trợ.
1. Thế nào là trục lợi tiền từ thiện?
Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa đưa ra định nghĩa chính thức về hoạt động từ thiện. Theo quan niệm xã hội, “từ thiện” hiểu đơn giản là chỉ việc sẵn lòng giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn mà không vì mục đích lợi nhuận.
Trục lợi tiền từ thiện có thể hiểu là việc cá nhân, tổ chức nhận tiền từ thiện có hành vi lợi dụng tiền ủng hộ, quyên góp nhằm thu lợi bất chính. Đây là một trong những hành vi bị nghiêm cấm khi kêu gọi từ thiện. Khoản 2, 3 Điều 5 Nghị định 93/2021/NĐ-CP đã quy định cụ thể như sau:
“Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Báo cáo, cung cấp thông tin không đúng sự thật; chiếm đoạt; phân phối, sử dụng sai mục đích, không đúng thời gian phân phối, đối tượng được hỗ trợ từ nguồn đóng góp tự nguyện.
3. Lợi dụng công tác vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện để trục lợi hoặc thực hiện các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội”.
>>> Xem thêm: Tài sản là gì?
2.Những đối tượng được vận động kêu gọi từ thiện
Ảnh minh họa
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị định 93/2021/NĐ-CP, các tổ chức, cá nhân vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện bao gồm:
– Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kêu gọi, vận động; Ban Vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện;
– Hội Chữ thập đỏ Việt Nam;
– Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện. Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khi được Ủy ban nhân dân cấp huyện ủy quyền theo quy định của pháp luật;
– Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai vận động;
– Các cơ quan thông tin đại chúng, cơ sở y tế;
– Các quỹ từ thiện quy định tại Nghị định 93/2019/NĐ-CP;
– Các doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức khác có tư cách pháp nhân;
– Cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự.
3.Xử lý hành vi trục lợi tiền từ thiện
3.1. Xử phạt hành chính
Hành vi trục lợi tiền từ thiện sẽ bị xử phạt hành chính từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Đồng thời, cá nhân, tổ chức phải nộp lại số lợi bất hợp pháp hoặc trả lại tài sản. Điểm c khoản 1 Điều Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP nêu rõ:
Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
Mức phạt tiền này là áp dụng cho cá nhân có hành vi trục lợi tiền từ thiện. Đối với tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền sẽ gấp đôi mức phạt tiền đối với cá nhân.
>>> Xem thêm: Phân biệt phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại
3.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự
Tùy vào từng trường hợp vi phạm cụ thể, người có hành vi trục lợi tiền từ thiện có thể bị khởi tố hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
3.2.1. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Theo quy định tại Điều 174 BLHS năm 2015, người có hành vi trục lợi tiền từ thiện sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc bị phạt tù lên đến 20 năm. Mức xử phạt cao nhất là tù chung thân. Quyết định hình phạt áp dụng dựa trên nhiều yếu tố. Đó là các quy định khác tại BLHS năm 2015, tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, yếu tố nhân thân, tình tiết tăng nặng giảm nhẹ và tình hình tài sản, khả năng thi hành án của người bị kết án.
Chẳng hạn như người trục lợi tiền từ thiện chiếm đoạt từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi phạm tội này mà còn vi phạm; đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội khác được quy định cùng, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; gây ảnh hưởng an ninh trật tự, an toàn xã hội….thì có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
>>> Xem thêm: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
3.2.2. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Khi người đã nhận tiền ủng hộ từ thiện của người khác lại dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt số tiền đó và sử dụng cho mục đích cá nhân thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Căn cứ Điều 175 BLHS năm 2015, mức hình phạt áp dụng cao nhất là 20 năm tù. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Đồng thời, họ sẽ bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Ảnh minh họa
>>> Xem thêm: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Trên đây là toàn bộ nội dung về “Trục lợi tiền từ thiện – Hành vi đáng lên án” của Công ty Luật FBLAW. Quý khách hàng vui lòng liên hệ với Công ty Luật FBLAW để được tư vấn và hỗ trợ thêm.
Liên hệ với FBLAW theo thông tin sau:
- Điện thoại: 0973.098.987- 038.595.3737
- Fanpage: Công ty Luật FBLAW
- Trụ sở chính: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, Thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An