banner

Trách nhiệm vật chất trong kỷ luật lao động

*Sự cần thiết của việc quy định trách nhiệm vật chất trong Kỷ luật lao động.

Việc quy định chế độ bồi thường thiệt hại về vật chất trong Kỷ luật lao động là sự cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp nhằm góp phần đảm bảo quyền hiến định của người sử dụng lao động.
Đồng thời đây cũng là việc hiện thực hóa một trong các nguyên tắc cơ bản của Luật lao động, đó là nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động.

Hơn nữa, việc bồi thường thiệt hại vể vật chất còn bảo đảm cho sự đền bù lại toàn bộ hoặc một phần thiệt hại cho người sử dụng lao động, góp phần vào việc đảm bảo và tăng cường kỷ luật, nâng cao ý thức của người lao động trong việc chấp hành Kỉ luật lao động ở đơn vị.

Công ty luật FBLAW chúng tôi xin tư vấn cho quý khách về Trách nhiệm vật chất trong kỷ luật lao động như sau:

TIÊU CHÍ

TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT

Khái niệm Là trách nhiệm phải bồi thường những thiệt hại về tài sản do hành vi vi phạm kỷ luật lao động hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm trong khi thực hiện nghĩa vụ lao động đã gây ra
Chủ thể áp dụng Người lao động.
Nguyên nhân áp dụng Người lao động:

– Làm mất dụng cụ, thiết bị, làm mất các tài sản khác do doanh nghiệp giao; hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép.

– Làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại cho tài sản của doanh nghiệp.

Căn cứ áp dụng – Có hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

– Có thiệt hại về tài sản cho người sử dụng lao động.

– Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại về tài sản.

– Có lỗi.

Nguyên tắc – Phải căn cứ vào lỗi, mức độ thiệt hại thực tế và hoàn cảnh thực tế gia đình, nhân thân và tài sản của người lao động.

– Việc quy định bồi thường được trừ dần vào lương hàng tháng của người lao động.

Hình thức – Bồi thường thiệt hại vật chất bằng tiền mặt.
Mức bồi thường – Thiệt hại không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng, bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương.

– Nếu NLĐ làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của NSDLĐ hoặc tài sản khác do NSDLĐ giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hoả hoạn, địch họa, dịch bệnh, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường.z

Thủ tục thực hiện – Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động.

– Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật.

– Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

– Việc xử lý kỷ luật phải được lập thành biên bản.

Thời hiệu Tối đa là 06 tháng, kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm.

Trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động tối đa là 12 tháng.

Khiếu nại Người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất nếu thấy không thỏa đáng có quyền khiếu nại người sử dụng lao động với cơ quan có thẩm quyền hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự do luật định.

 

– Trách nhiệm vật chất trong luật lao động có ý nghĩa rất lớn để duy trì và ổn định quan hệ lao động trong xã hội, đảm bảo quyền quản lý của NSDLĐ đồng thời cũng đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Trong quan hệ lao động, trách nhiệm vật chất được coi là quyền đơn phương của NSDLĐ và là nghĩa vụ bắt buộc chấp hành của người lao động.

– Đây là một nội dụng thuộc quyền quản lý lao động của NSDLĐ chứ không phải là quyền hạn theo hợp đồng trừ hợp đồng trách nhiệm đã được giao kết từ trước. Để tránh sự lạm quyền của NSDLĐ cũng như bảo vệ quyền lợi của người lao động, pháp luật đã có những quy định nhằm giới hạn quyền áp dụng bồi thường một cách tùy tiện của NSDLĐ thông qua các quy định về nội quy lao động, nguyên tắc, hình thức xử lý và thủ tục áp dụng.

– Nhìn chung, các quy định về bồi thường thiệt hại theo trách nhiệm vật chất đã tạo ra được cơ chế đầy đủ để bảo vệ quyền và lợi ích của NLĐ và NSDLĐ một cách tương đối chặt chẽ. Tuy nhiên, những quy định này cũng còn nhiều điểm hạn chế, bất cập, nhiều quy định còn khó thực hiện hoặc thực hiện không thống nhất do không có hướng dẫn chi tiết.

Mặt khác, do công tác tổ chức thực hiện phần nào còn chưa đáp ứng được yêu cầu, do đó các bên chủ thể áp dụng các quy định của pháp luật chưa triệt để, đặc biệt là đối với người sử dụng lao động. Một thực tế mà hiện nay đang tồn tại khá phổ biến là các doanh nghiệp tuy có ban hành nội quy lao động nhưng có đăng ký ở cơ quan có thẩm quyền hoặc dù có đăng ký ở cơ quan có thẩm quyền thì chưa cụ thể hóa được hành vi vi phạm, cố ý quy định trái pháp luật để tối đa hóa lợi ích của mình.

Việc tham khảo ý kiến ban chấp hành công đoàn cơ sở trước khi ban hành nội quy lao động phần lớn chỉ mang tính thủ tục hoặc hiện tượng NSDLĐ xử lý kỷ luật lao động còn rất tùy tiện cũng đang diễn ra nhiều trên thực tế.

Qúy khách có bất cứ vấn đề nào đang gặp phải về Trách nhiệm vật chất trong kỷ luật lao động hay quy định của pháp luật về lao động hay doanh nghiệp thì hãy liên hệ ngay tới FBLAW chúng tôi để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất nhé!