Thủ tục đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài mới nhất là thủ tục quan trong trong thời đại công nghệ số 4.0. Bởi lẽ, theo quy định hiện hành, nhãn hiệu được đăng ký, bảo hộ theo nguyên tắc lãnh thổ (trừ một số trường hợp ngoại lệ nh nhãn hiệu Benelux, nhãn hiệu cộng đồng chung châu Âu,…). Chính vì vậy, để đảm bảo toàn vẹn quyền lợi của mình, các doanh nghiệp, cá nhân sản xuất, kinh doanh cần thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu không chỉ ở trong nước mà còn ở tại nước ngoài. Bài viết dưới đây của FBLAW sẽ tập trung làm rõ vấn đề này. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, Quý khách hàng vui lòng liên hệ 1900.0888.37 để được tư vấn và hỗ trợ.
Vì sao phải đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài?
Như đã đề cập ở trên, theo quy định của pháp luật hiện hành, nhãn hiệu được đăng ký, bảo hộ theo nguyên tắc lãnh thổ. Đồng thời, việc chiếm đoạt nhãn hiệu trên thực tế diễn ra ngày càng phổ biến, tinh vi hơn tại nhiều nước trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Vì vậy, khi hàng hóa được xuất khẩu hoặc dự định xuất khẩu hoặc khi muốn tiến hành các dịch vụ của mình tại nước ngoài, chủ sở hữu nhãn hiệu cần phải tiến hành đăng ký kịp thời nhãn hiệu của mình tại nước đó.
Việc đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài sẽ giúp doanh nghiệp xâm nhập, tạo lập, giữ vững và phát triển thị trường xuất khẩu, chống lại mọi hành vi xâm phạm, cạnh tranh không lành mạnh hoặc chiếm đoạt của đối thủ cạnh tranh hoặc những kẻ trục lợi. Để đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài có 2 cách phổ biến, đó là:
- Đăng ký trực tiếp tại từng quốc gia
- Đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo hệ thống Madrid
>>>Xem thêm: Ý nghĩa của việc đăng ký nhãn hiệu cho doanh nghiệp
Đăng ký trực tiếp tại từng quốc gia mà doanh nghiệp muốn nhãn hiệu được bảo hộ:
Doanh nghiệp, cá nhân có thể nộp đơn theo thủ tục của từng quốc gia cho Cơ quan đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của từng quốc gia đó. Lúc này, thủ tục và thời gian xem xét đơn sẽ phj thuộc vào quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ của từng quốc gia đó.
Các tài liệu nhãn hiệu sẽ phụ thuộc vào quy định của từng nước cụ thể. Tuy nhiên, về cơ bản cần các tài liệu (tối thiểu) sau: Giấy ủy quyền, mẫu nhãn hiệu, tài liệu chứng minh sử dụng trước (nếu có), đơn ưu tiên (nếu có).
Việc tự mình nộp đơn tại các nước này có thể tiết kiệm được chi phí cho doanh nghiệp. Tuy nhiên cũng có những rủi ro và đòi hỏi chuyên môn mà doanh nghiệp khó đáp ứng đủ.
Đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo hệ thống Madrid:
Hệ thống Madrid là một hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu do Văn phòng quốc tế thuộc Tổ chức Sở hữu trí tuệ (WIPO) quản lý, ra đời để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký nhãn hiệu cùng 1 lúc tại nhiều quốc gia trên thế giới. Hệ thống này được điều chỉnh bởi 2 văn bản pháp lý chính: Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid. Việt Nam đã tham gia Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid nên các doanh nghiệp Việt Nam có thể nộp đơn vào các quốc gia là thành viên của cả 2 văn kiện trên.
Ưu điểm của hình thứ này chỉ cần dùng một mẫu đơn đăng ký quốc tế trong đó có đánh dấu những nước thành viên mà mình muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Thủ tục lại rất đơn giản và thuận tiện khi chỉ cần nộp đơn thông qua Cục SHTT mà nhãn hiệu vẫn được bảo hộ ở nhiều quốc gia.
Tại đây đơn đăng ký sẽ được thẩm định về mặt hình thức, bao gồm tư cách người nộp đơn, mấu nhãn hiệu, danh mục sản phẩm/dịch vụ…
Trong trường hợp đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, đơn đăng ký quốc tế sẽ được ghi nhận trong đăng bạ quốc tế và được công bố trong công báo nhãn hiệu quốc tế của WIPO. Văn phòng quốc tế thông báo cho từng bên tham gia nhận được yêu cầu bảo hộ trong đơn quốc tế hoặc chỉ định sau. Từ ngày đăng ký quốc tế hoặc chỉ định sau, việc bảo hộ nhãn hiệu tại từng bên tham gia được chỉ định sẽ giống như khi nhãn hiệu đó được nộp trực tiếp tại Cơ quan của bên tham gia đó. Mỗi bên tham gia được chỉ định thẩm định nội dung đơn trong khoảng thời gian quy định theo Thỏa ước hoặc Nghị định thư và sau đó thông báo kết quả cho Văn phòng quốc tế.
Với ưu điểm đơn giản về thủ tục (chỉ cần nộp một đơn duy nhất,bằng ngôn ngữ duy nhất, nộp phí bằng một loại tiền tệ duy nhất), giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho người nộp đơn trong trường hợp đăng ký ở nhiều quốc gia cùng một lúc. Hệ thống Madrid đang ngày càng được các doanh nghiệp lựa chọn để đăng ký nhãn hiệu của mình ra nước ngoài. (Theo “IP VIETNAM”)
Ngoài việc đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài, doanh nghiệp cũng cần lưu ý một vài vấn đề sau để đảm bảo quyền lợi của bản thân như:
- Không phải quốc gia nào cũng áp dụng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên giống Việt Nam, hay nói cách khác, có một số quốc gia áp dụng nguyên tắc sử dụng đầu tiên nên doanh nghiệp cần phải lưu trữ tất cả các bằng chứng sử dụng nhãn hiệu của mình tại nước ngoài một cách cụ thể và chứng cứ sử dụng để có thể dùng làm bằng chứng chứng minh khi xảy ra tranh chấp, khiếu kiện;
- Tìm hiểu thị trường nước ngoài thưởng xuyên để kiểm tra việc nhãn hiệu của mình có bị bên khác đăng ký hoặc xâm chiếm tại các quốc gia khác hay không để có biện pháp xử lý kịp thời;
- Trong các hợp đồng thương mại, các doanh nghiệp cần đưa các điều khoản liên quan đến nhãn hiệu/thương hiệu vào trong các điều khoản để tránh việc các công ty liên kết, đối tác kinh doanh, đại lý… lạm dụng đăng ký dẫn đến việc “mất” thương hiệu của mình tại nước ngoài.
- Cần phải có những quy định rõ ràng về quyền sở hữu nhãn hiệu, quyền đăng ký/sử dụng nhãn hiệu trong mối quan hệ giữa các công ty mẹ, công ty con hoặc giữa các công ty trong cùng một tập đoàn…
>>> Xem thêm: Đăng ký bảo hộ logo, nhãn hiệu có thật sự cần thiết hay không?
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật FBLAW về Thủ tục đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài mới nhất. Để hiểu rõ hơn về những quy định trên cũng như những vấn đề liên quan đến nhãn hiệu, quý khách hàng vui lòng liên hệ tới Công ty Luật FBLAW để được tư vấn và hỗ trợ.
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:
- Hotline: 1900.0888.37
- Email: tuvanfblaw@gmail.com
- Fanpage: Công ty Luật FBLAW
- Địa chỉ: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An