banner

Thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài mới nhất

Thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài mới nhất

Thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài mới nhất không còn là vấn đề xa lạ và khó khăn. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết các quy định của pháp luật về kết hôn có yếu tố nước ngoài. Vậy, pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài? Đăng ký kết hôn cần điều kiện gì? Cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài? Hãy cùng Công ty Luật FBLAW tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. kết hôn có yếu tố nước ngoài

Theo quy định tại Khoản 25 Điều 3 Luật hôn nhân và Gia đình năm 2014:

“Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân gia đình mà ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài”.

Như vậy, Luật hôn nhân và gia đình không định nghĩa cụ thể về hôn nhân có yếu tố nước ngoià nhưng có thể hiểu kết hôn có yếu tố nước ngoài là việc nam, nữ thực hiện việc kết hôn để xác lập quan hệ vợ chồng trong các trường hợp:

  • Công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài;
  • Công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
  • Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài kết hôn với nhau;
  • Người nước ngoài kết hôn với nhau ở Việt Nam

2. Điều kiện đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài

Thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài mới nhất
Thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài mới nhất

Trường hợp việc đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài thì mỗi bên phải tuân theo quy định của nước mình về điều kiện kết hôn.

Nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tân theo các quy định của Pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn.

Theo đó, Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về điều kiện kết hôn như sau:

  • Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
  • Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
  • Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
  • Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c, d Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.

Cấm các hành vi sau đây:

  • Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
  • Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
  • Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
  • Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máy về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

Như vậy, về nguyên tắc mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn. Ngoài ra, nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật hôn nhân và Gia đình năm 2014 về điều kiện kết hôn.

Ví dụ: Công dân Hàn Quốc kết hôn với công dân Việt Nam tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam. Khi đó, ngoài việc đáp ứng đủ điều kiện về độ tuổi theo pháp luật Hàn Quốc (từ đủ 18 tuổi trở lên) thì công dân Hàn Quốc còn phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam (tức là nam phải từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên).

>>> Xem thêm: Xử lý việc kết hôn trái pháp luật cập nhật mới nhất

3. Thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài mới nhất

Thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài mới nhất
Thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài mới nhất

Thẩm quyền đăng ký kết hôn:

– UBND cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện việc kết hôn giữa:

  • Công dân Việt Nam với người nước ngoài;
  • Công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
  • Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau;
  • Công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài.

– Trường hợp người nước ngoài cư trú tại VN có yêu cầu đăng ký kết hôn tại VN thì UBND cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn.

>>>> Xem thêm: Xử lý việc đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền

Hồ sơ đăng ký kết hôn gồm:

  • Tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu);
  • Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;
  • Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài và công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài, bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu.

Lưu ý:

* Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài là giấy do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp, còn giá trị sử dụng; xác nhận hiện tại người đó không có vợ hoặc không có chồng. Trường hợp nước ngoài không cấp xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nước đó.

* Nếu giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài không ghi thời hạn sử dụng thì giấy tờ này và giấy xác nhận của tổ chức y tế chỉ có giá trị 6 tháng, kể từ ngày cấp.

* Trường hợp người nước ngoài không có hộ chiếu để xuất trình thì có thể xuất trình giấy tời đi lại quốc tế hoặc thẻ cư trú.

Thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài mới nhất
Thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài mới nhất

Trình tự đăng ký kết hôn:

  • Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tư pháp tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ và xác minh nếu thấy cần thiết.
  • Trường hợp hồ sơ hợp lệ, các bên có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và Gia đình, không thuộc trường hợp từ chối đăng ký kết hôn thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện ký 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn
  • Khi đăng ký kết hôn cả hai bên nam, nữ phải có mặt tại trụ sở UBND; công chức làm công tác hộ tịch hỏi ý kiến hai bên nam, nữ, nếu các bên tự nguyện kết hôn thì ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn.
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
  • Căn cứ tình hình cụ thể, khi cần thiết, Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ quy định bổ sung thủ tục phỏng vấn khi giải quyết yêu cầu đăng ký kết hôn; nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các bên và hiệu quả quản lý Nhà nước.

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật FBLAW về Thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài mới nhất. Để hiểu rõ hơn về những quy định trên cũng như những vấn đề liên quan đến hôn nhân và gia đình, quý khách hàng vui lòng liên hệ tới Công ty Luật FBLAW để được tư vấn và hỗ trợ.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

  • Hotline: 1900.0888.37
  • Email: tuvanfblaw@gmail.com
  • Fanpage: Công ty Luật FBLAW
  • Địa chỉ: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An