banner

Những điều cần biết về bảo hiểm xã hội( cập nhật tới 2019)

Những điều cần biết về bảo hiểm xã hội

Khi bắt đầu làm việc tại một doanh nghiệp, nhà máy,.. chúng ta thường quan tâm tới những vấn đề cơ bản như lương, thưởng, chế độ đãi ngộ hay môi trường làm việc và đặc biệt là bảo hiểm xã hội…

Một trong những quyền lợi vốn đã được nhà nước quy định và bảo vệ bằng luật đó chính là Bảo hiểm xã hội (BHXH)

Khác với bảo hiểm, được hiểu như một biện pháp chia sẻ rủi ro cộng đồng giữa những người có khả năng gặp rủi ro cùng loại. Thì BHXH là giải pháp kết hợp ‘bảo hiểm’ với ‘tiết kiệm’ của nhà nước nhằm xây dựng, đảm bảo hệ thống an sinh xã hội cho mọi cá nhân trong đó về lâu dài.

Tại sao BHXH là bắt buộc đối với lao động trong các doanh nghiệp và các doanh nghiệp sử dụng lao động chứ không bắt buộc cho những người lao động tự do?

Bởi qua đó nhà nước bắt buộc người sử dụng lao động phải góp phần vào việc đảm bảo tương lai cho người lao động khi hết tuổi lao động hoặc khi không may gặp phải những biến cố bất lợi. Đó chính là vì lợi ích của cả người lao động và người sử dụng lao động và là một trong những biện pháp quan trọng để nhà nước xây dựng nền an sinh xã hội bền vững, lâu dài.

Những lợi ích mà BHXH mang lại cho người lao động là gì?

Theo quy định điều 15, Luật BHXH, người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội có được các lợi ích nhất định như sau:

 

  • Được cấp sổ bảo hiểm xã hội miễn phí từ đơn vị công tác.
  • Nhận lại sổ bảo hiểm xã hội khi không còn làm việc. Nếu đến nơi khác làm việc thì vẫn có thể tiếp tục đóng bảo hiểm mà không gặp trở ngại.
  • Nhận được lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời.
  • Được hưởng bảo hiểm y tế trong những trường hợp nghỉ hưởng trợ cấp tai nạn giao thông, đang hưởng lương hưu, bệnh nghề nghiệp hằng tháng, đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
  • Khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội khi không làm đúng theo quy định.
  • Ủy quyền cho người khác nhận lương hưu và trợ cấp từ bảo hiểm xã hội.
  • Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
  • Yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động. Yêu cầu tổ chức bảo hiểm xã hội cung cấp về việc đóng, thủ tục thực hiện đóng bảo hiểm và các quyền được hưởng chế độ.

Đây là những lợi ích mà không có khoản tiết kiệm nào có thể đem lại cho người lao động được chứ không chỉ là khoản lương hưu thuần tuý. Điều này có thể thấy rõ nhất đối với đối tượng lao động là phụ nữ khi sinh nở, vv

Cơ cấu chi tiết BHXH như thế nào?

– Người lao động hàng tháng trích đóng BHXH là 8%*lương

– Người sử dụng lao động hàng tháng trích 17,5%*lương đóng BHXH cho người lao động

=> Tổng quỹ BHXH là 8+17,5=25,5%*lương

Giả sử, người lao động có lương 5tr

– Tổng quỹ BHXH thu đc: 25,5%*5tr=1.275.000

– Người lao động góp: 8%*5tr=400.000=31% tổng quỹ

– Doanh nghiệp góp: 17,5%*5tr=875.000=69% tổng quỹ

Nhiều người cho rằng, nếu ko đóng BHXH thì doanh nghiệp sẽ trả 17,5% kia cho người lao động, vào lương hay hình thức nào đó cho mình. Nghĩa là coi khoản đó đáng ra là ‘của mình’ nếu ko đóng BHXH. Nhưng thực ra thì 17,5% đó, là của doanh nghiệp. Nếu ko có quy định đóng BHXH cho người lao động, doanh nghiệp sẽ phải đóng ‘thuế thu nhập doanh nghiệp’ trên số 17,5% đó. Theo luật hiện nay thuế thu nhập doanh nghiệp là 20% => Nếu ko đóng BHXH cho người lao động thì doanh nghiệp phải đóng thuế là 17,5%lương*20%=3,5%lương. Nghĩa là số 17,5% ấy bao gồm 3,5% ngân sách và 14% của doanh nghiệp

Như vậy, bản chất cơ cấu BHXH là:

– Tổng quỹ BHXH thu đc: 25,5%*5tr=1.275.000

– Người lao động góp: 8%*5tr=400.000=31% tổng quỹ

– Doanh nghiệp góp: 14%*5tr=700.000=55% tổng quỹ

– Ngân sách góp: 3,5%*5tr=175000=14% tổng quỹ

Vậy là, người lao động ‎đóng góp 31% vào tổng quỹ BHXH và đc hưởng tất cả lợi ích từ nguồn quỹ này bao gồm chế độ hưu trí khi hết tuổi lao động (tính theo số năm thời gian đóng BHXH) và các chế độ phúc lợi đi kèm trong suốt quãng thời gian tham gia BHXH

Trường hợp đóng BHXH (ko xét các phúc lợi nhận đc trong quá trình tham gia BHXH)

– Nếu đóng BHXH, liên tục trong 30 năm (đủ số năm đóng BHXH, đủ tuổi nghỉ hưu đối với lao động nữ), lương hưu hàng tháng người lao động nhận đc = 75%*5.000.000 = 3.750.000 (nhận mức tối đa)

– Nếu người lao động nhận lương hưu hàng tháng, giả xử họ sống thêm 20 năm nữa sau khi nghỉ hưu (thọ trên 80t) thì các lợi ích nhận được sẽ gồm:

+ Tổng tiền hưu nhận được: 3.75tr*20*12 = 900tr

+ Trợ cấp mai táng, trợ cấp tử tuất theo luật định

Vậy là, với số tiền 8% lương hàng tháng, người lao động được hưởng những lợi ích bảo hiểm trong suốt thời gian lao động, đồng thời lại được an tâm cuộc sống lúc tuổi già với số tiền gấp nhiều lần số tiền đã bỏ ra. Tất nhiên sẽ luôn có những bất cập, khó khăn nảy sinh theo thời gian. Từ quan điểm đường lối, luật, chính sách, cho tới quản lý, sử dụng nguồn quỹ bảo hiểm, các phương thức lách luật của doanh nghiệp nhằm giảm thiểu tối đa số tiền đóng góp, mức độ cân bằng quyền lợi bảo hiểm giữa các đối tượng khác nhau,…

Giải quyết, điều chỉnh những vấn đề đó chính là công việc của ngành bảo hiểm, của nhà nước nhưng đồng thời cũng cần có sự nhận thức đúng đắn, sự góp sức của toàn xã hội. Chính vì vậy trong quá trình làm việc, hoạt động của cả người lao động và người sử dụng lao động hẳn sẽ gặp nhiều vấn đề còn vướng mắc.Trong trường hợp cần trao đổi chi tiết về bài viết nêu trên hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của FBLAW, Quý khách vui lòng liên hệ qua hộp thư điện tử tuvanfblaw@gmail.comhoặc Hotline 0385953737và/ hoặc 0973.098.987.