banner

Ly hôn với người nước ngoài tại TP Vinh, Nghệ An

dịch vụ ly hôn với người nước ngoài tại nghệ an

Dịch vụ ly hôn với người nước ngoài tại TP Vinh, Nghệ An là việc chấm dứt tình trạng hôn nhân về mặt pháp lý đối với vợ hoặc chồng là người mang quốc tịch nước ngoài tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Hiện nay, tỷ lệ người Việt Nam kết hôn với người nước ngoài rất phổ biến, tuy nhiên trong quá trình chung sống dễ gây ra xung đột dẫn tới ly hôn do sự khác biệt về phong tục tập quán, lối sống cũng như bất đồng về ngôn ngữ…mà tỷ lệ ly hôn của các cặp vợ chồng người nước ngoài cũng rất cao.

Hiểu được những khó khăn trong việc ly hôn với người nước ngoài mà Quý khách hàng đang gặp phải, Công ty Luật FBLAW xin gửi tới Quý khách hàng trình tự thủ tục ly hôn với người nước ngoài nhằm giúp các bạn hiểu thêm về vấn đề này.

Các trường hợp được xem là ly hôn với người nước ngoài

dịch vụ ly hôn với người nước ngoài tại nghệ an
Dịch vụ ly hôn với người nước ngoài tại Nghệ An

– Ly hôn giữa người Việt Nam ở trong nước với người Việt Nam ở nước ngoài.

– Ly hôn giữa người Việt Nam với người nước ngoài.

– Ly hôn giữa người nước ngoài hiện đang cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam.

– Ly hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài hoặc người không quốc tịch, nếu cả hai vợ chồng cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam thì thuộc thẩm quyền riêng biệt của Toà án Việt Nam.

Thẩm quyền giải quyết ly hôn đối với người nước ngoài

– Tòa án cấp quận/ huyện:

+ Ly hôn giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới thì tiến hành nộp đơn ở Toà án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam đó.

Ví dụ chị A là công dân Việt Nam kết hôn cùng anh B có quốc tịch Lào tại vùng biên giới giữa Việt Nam và Lào thì khi ly hôn xảy ra, chị A có thể nộp đơn tại Toà án nhân dân cấp huyện nơi hai anh chị đang sinh sống.

– Tòa án cấp tỉnh/ thành phố:

+ Ly hôn mà có một bên vợ hoặc chồng đang ở nước ngoài

+ Ly hôn có tranh chấp tài sản ở nước ngoài

+ Ly hôn mà có tranh chấp cần ủy thác tư pháp ở nước ngoài.

Sau khi đã xác định được tòa án có thẩm quyền giải quyết ly hôn, cần xác định được địa điểm Toà án nào mới phù hợp để nộp đơn. Có hai địa điểm nộp đơn như sau:

  • Toà án nơi bị đơn đang cư trú, làm việc.
  • Các bên tự thoả thuận với nhau bằng văn bản, yêu cầu Toà án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn để giải quyết vụ việc.

Lưu ý các trường hợp sau:

  • Nếu bị đơn không biết nơi cư trú,làm việc của nguyên đơn thì đơn ly hôn sẽ được gửi tới Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc cuối cùng.Trường hợp hai nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc tại Việt Nam thì nguyên đơn nộp đơn tại nơi mình cư trú, làm việc để giải quyết thủ tục ly hôn.

Trình tự thủ tục ly hôn với người nước ngoài

dịch vụ ly hôn với người nước ngoài tại Nghệ An
Dịch vụ ly hôn với người nước ngoài tại Nghệ An

Việc giải quyết ly hôn nói chung và ly hôn với người nước ngoài không phụ thuộc vào nơi họ đăng ký kết hôn mà phụ thuộc vào nơi họ đang cư trú ở đâu tại thời điểm ly hôn. Do đó, nếu một trong các bên vợ chồng hiện đang ở Việt Nam thì được quyền nộp đơn ly hôn đến Tòa án Việt Nam để xin ly hôn.

Bước 1: Người muốn ly hôn nộp đơn ly hôn tại Tòa án nơi người bị ly hôn đang cư trú hoặc đang làm việc. Tòa án ghi biên nhận đơn xin ly hôn và hẹn ngày nhận kết quả (thông thường sẽ làm việc 5 ngày kể từ ngày nộp đơn).

Bước 2: Người nộp đơn sẽ nhận thông báo nộp tiền tạm ứng án phí tại Tòa án và liên hệ Cục thi hành án để nộp tiền tạm ứng án phí (thời gian nộp tiền tạm ứng án phí là trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo).

Bước 3: Nộp lại biên lai đóng tiền tạm ứng án phí cho Tòa án để Tòa án thụ lý vụ án.

Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án ly hôn và tiến hành giải quyết vụ án ly hôn theo thủ tục pháp luật quy định và ra bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.

Bước 5: Nhận bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.

Hồ sơ ly hôn với người nước ngoài

Hồ sơ khởi kiện ly hôn bao gồm:

1. Đơn xin ly hôn

Nếu hai người thuận tình ly hôn thì đơn ly hôn do cả hai vợ chồng cùng ký, trường hợp vợ hoặc chồng ở nước ngoài thì phải có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước đó;

2. CMND/Hộ chiếu, Hộ khẩu (bản sao có chứng thực);

3. Giấy chứng nhận kết hôn (bản sao có chứng thực);

4. Giấy khai sinh con, nếu có con (bản sao có chứng thực);

5. Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp tài sản);

6. Nếu hai bên kết hôn tại Việt Nam, sau đó vợ hoặc chồng xuất cảnh sang nước ngoài (không tìm được địa chỉ) thì phải có xác nhận của chính quyền địa phương về việc một bên đã xuất cảnh và đã xóa tên trong hộ khẩu;

7. Nếu hai bên đăng ký kết hôn theo pháp luật nước ngoài muốn ly hôn tại Việt Nam thì phải hợp thức lãnh sự giấy đăng ký kết hôn và làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký tại Sở Tư pháp rồi mới nộp đơn xin ly hôn.

Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao).

Lưu ý: Trong trường hợp các tài liệu trên bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch sang tiếng Việt theo quy định trước khi nộp và nộp kèm theo bản gốc để đối chiếu.

Phân chia tài sản khi ly hôn

Phân chia tài sản theo sự thỏa thuận của vợ chồng

Trong trường hợp này, tài sản của vợ chồng sẽ được chia theo sự thảo thuận của 02 bên. Nếu thỏa thuận đó không đầy đủ, rõ ràng hay vô hiệu thì tài sản đó sẽ được phân chia theo quy định của pháp luật.

Phân chia tài sản của vợ chồng theo luật định

Nếu như vợ, chồng không có thỏa thuận phân chia tài sản, hoặc sự thỏa thuận đó không rõ ràng, đầy đủ, trái quy định của pháp luật thì việc phân chia tài sản của vợ, chồng được thực hiện theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014

– Đối với tài sản riêng của vợ hoặc chồng thì tài sản đó thuộc quyền sở hữu của người đó

– Đối với tài sản chung thì được phân chia như sau:

Về nguyên tắc ,tài sản chung sẽ được chia đôi. Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết, Tòa án sẽ xem xét yếu tố lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng để chia tài sản chung. Ngoài yếu tố trên, Tòa án còn xem xét các yếu tố sau đây để phân chia tài sản cho các bên:

  • Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng
  • Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập.
  • Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu
  • Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
  • Ngoài ra, khi chia tài sản chung của vợ chồng, Tòa án phải xác định vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba hay không để đưa người thứ ba vào tham gia giải quyết với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trường hợp vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba mà họ có yêu cầu giải quyết thì Tòa án phải giải quyết khi chia tài sản chung của vợ chồng. Trường hợp vợ chồng có nghĩa vụ với người thứ ba mà người thứ ba không yêu cầu giải quyết thì Tòa án hướng dẫn họ để giải quyết bằng vụ án khác.
  • Bên cạnh đó, Tòa án phải xem xét để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình

Quyền nuôi con sau khi ly hôn

dịch vụ ly hôn với người nước ngoài tại nghệ an
Dịch vụ ly hôn với người nước ngoài tại Nghệ An

– Trường hợp thuận tình ly hôn, cả hai vợ chồng đều có thể thỏa thuận với nhau về quyền nuôi con, nếu người vợ trực tiếp nuôi con thì việc cấp dưỡng sẽ là do người chồng thực hiện và ngược lại. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào thỏa thuận của hai bên vợ chồng.

– Trường hợp ly hôn đơn phương và có tranh chấp về quyền nuôi con thì việc ai là người nuôi con được giải quyết tùy theo từng trường hợp:

+ Trường hợp con dưới 36 tháng tuổi về nguyên tắc sẽ do người mẹ được quyền nuôi con. Trừ trường hợp người mẹ không đủ  điều kiện để trong nom, chăm sóc , nuôi dưỡng, giáo dục con thì người bố là người nuôi con.

+ Trường hợp con trên 36 tháng tuổi thì Tòa án sẽ tiến hành xem xét về điều kiện vật chất, điều kiện tinh thần giữa người bố và người mẹ. Bên nào có khả năng tạo điều kiện cho người con phát triển tốt nhất thì Tòa sẽ trao quyền nuôi con cho người đó.

+ Con từ đủ 07 tuổi trở lên thì Tòa án sẽ cân nhắc, tham khảo xem mong muốn lựa chọn được sống cùng với bố hay cùng với mẹ.

Sau khi Tòa án có quyết định ai là người có quyền nuôi con thì bên còn lại phải tuân thủ quy định tại Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, theo đó, người không trực tiếp nuôi con phải có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con khi con sống với người còn lại, có nghĩa vụ cấp dưỡng và có quyền thăm nom con mà không ai được cản trở.

Thời hạn giải quyết ly hôn với người nước ngoài

Thông thường, thời hạn giải quyết vụ việc ly hôn với người nước ngoài (có yếu tố nước ngoài) kéo dài từ 04 đến 12 tháng. Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà thời hạn này có thể kéo dài hoặc rút ngắn

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến vấn đề dịch vụ ly hôn với người nước ngoài tại Nghệ An đã được các Luật sư chuyên sâu của Công ty Luật FBLAW nghiên cứu thực hiện, rất mong sẽ giúp Quý khách hàng hiểu rõ và giải đáp những vấn đề còn vướng mắc của Quý khách hàng đang gặp phải về vấn đề này.

Liên hệ với FBLAW theo thông tin sau:

  • Điện thoại: 038.595.3737 – Hotline: 0973.098.987
  • Email: tuvanfblaw@gmail.com
  • Fanpage: Công ty Luật FBLAW
  • Địa chỉ: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, Thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An

Trân trọng ./.