banner

Ly hôn có bắt buộc hòa giải tại trung tâm hòa giải đối thoại tại tòa án?

Thủ tục hòa giải tại trung tâm hòa giải đối thoại tại tòa án khi ly hôn 

Khi tình cảm vợ chồng không thể hàn gắn, mục đích hôn nhân không đạt được, một bên vợ hoặc chồng muốn ly hôn. Vậy khi tiến hành các thủ tục ly hôn có bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải không? Hòa giải khi ly hôn có bắt buộc phải được thực hiện tại Trung tâm hòa giải đối thoại tại Tòa án không? Công ty luật FBLAW xin tư vấn cụ thể như sau:

Sau 6 tháng thí điểm Đề án tăng cường hòa giải, đối thoại trong các vụ án dân sự, hành chính tại tòa án ở Hải Phòng, Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) đã triển khai mở rộng thực hiện thí điểm Đề án tại 16 tỉnh, thành trên cả nước, cụ thể đó là:

  1.  Hải Phòng,
  2. Hà Nội,
  3. Đà Nẵng,
  4. TP HCM,
  5. Cần Thơ,
  6. Bắc Ninh,
  7. Vĩnh Phúc,
  8. Quảng Ninh,
  9. Thái Bình,
  10. Thanh Hóa,
  11. Nghệ An,
  12. Quảng Nam,
  13. Khánh Hòa,
  14. Đồng Nai,
  15. Bình Dương,
  16. Long An.

Hòa giải, đối thoại là gì?

Hòa giải, đối thoại là một trong những phương thức, thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự, hành chính hiệu quả.

Trên tinh thần xây dựng, phát triển nền pháp lý dân sự, việc giải quyết các tranh chấp, bất đồng trong đời sống xã hội bằng thương lượng, hòa giải ngày càng được chú trọng.

Ly hôn có bắt buộc hòa giải tại trung tâm hòa giải đối thoại tại tòa án?
Vợ chồng muốn ly hôn có bắt buộc tiến hành hòa giải?

Trung tâm hòa giải, đối thoại tại Tòa án

Nhiệm vụ

Các trung tâm hòa giải đối thoại tại Tòa án có nhiệm vụ:

  1. Thực hiện hòa giải các tranh chấp dân sự, kinh doanh, thương mại, hôn nhân và gia đình, lao động;
  2. Thực hiện đối thoại giải quyết các khiếu kiện hành chính trước khi Tòa án thụ lý, giải quyết,

Trừ những tranh chấp, khiếu kiện theo quy định của Bộ luật Tố dụng Dân sự (TTDS), Luật Tố tụng Hành chính (TTHC) không được hòa giải, đối thoại hoặc không tiến hành hòa giải, đối thoại được.

Thành phần

Những cá nhân có thể làm Hòa giải viên, đối thoại viên tại các trung tâm hòa giải, đối thoại là:

  • Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên đã nghỉ hưu,
  • Các cán bộ đã từng tham gia công tác hội thẩm nhân dân và
  • Các Luật sư có phẩm chất đạo đức, có uy tín, có kỹ năng, phương pháp hòa giải, đối thoại tốt, tâm huyết, nhiệt tình

Trụ sở

Trung tâm Hòa giải, đối thoại tại Tòa án đặt trụ sở tại TAND, nhưng không phải là một tổ chức có cơ cấu, bộ máy riêng, không thuộc biên chế của TAND.

Cùng với việc thành lập các Trung tâm hòa giải, đối thoại, TANDTC mở các lớp tập huấn cho hòa giải viên, đối thoại viên và hướng dẫn về trình tự, thủ tục hòa giải, đối thoại bao gồm:

  • Thủ tục nhận và chuyển đơn đến Trung tâm Hòa giải, đối thoại;
  • việc chuẩn bị hòa giải, đối thoại và tổ chức phiên hòa giải, đối thoại của Hòa giải viên, đối thoại viên;
  • thời hạn hòa giải, đối thoại;
  • xử lý kết quả hòa giải, đối thoại;
  • xác định thời hiệu khởi kiện, ngày khởi kiện, thời hạn xử lý đơn khởi kiện trong trường hợp sau khi hòa giải, đối thoại tại Trung tâm nhưng người khởi kiện vẫn yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp, khiếu kiện.

Xây dựng Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án

Chế định “Hòa giải trước tố tụng tại Tòa án” hoặc “Hòa giải tại Tòa án nhưng không nằm trong quy trình tố tụng” đang được áp dụng hiệu quả tại nhiều quốc gia trên thế giới như Hoa Kỳ, Ấn Độ, Singapore, Thái Lan,…

TANDTC đang trong quá trình xây dựng dự thảo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.

>>> Có thể bạn quan tâm: Dự thảo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án bản cập nhật mới nhất 

Ly hôn có bắt buộc hòa giải tại trung tâm hòa giải đối thoại tại tòa án?

Một số quy định có liên quan

Theo quy định tại Điều 1 Dự thảo Luật hòa giải, đối thoại tại Tòa án được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, tháng 10/2019 có quy định:

Hòa giải, đối thoại theo quy định của Luật này được thực hiện trước khi Tòa án thụ lý đơn khởi kiện vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, đơn khởi kiện vụ án hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính.

Luật này không điều chỉnh và không loại trừ các hoạt động hòa giải, đối thoại đã được luật khác quy định.”

Theo Điều 5 Dự thảo Luật có quy định Chính sách của Nhà nước là khuyến khích các bên giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính bằng hình thức hòa giải, đối thoại tại Tòa án.

Theo khoản 1 Điều 8 Dự thảo Luật quy định, các bên tham gia hòa giải, đối thoại có quyền đồng ý hoặc từ chối tham gia hòa giải, đối thoại; yêu cầu tạm dừng hoặc chấm dứt hòa giải, đối thoại;

Theo khoản 5 Điều 15 Dự thảo Luật quy định, sau khi nhận được thông báo của Tòa án về việc tiến hành hòa giải, đối thoại, nếu một trong các bên không đồng ý hòa giải, đối thoại thì thông báo ý kiến của mình cho Tòa án biết.

Ly hôn có bắt buộc hòa giải tại trung tâm hòa giải đối thoại tại tòa án?

Công ty luật FBLAW tư vấn thủ tục ly hôn nhanh chóng

Thực tiễn đối với vụ việc ly hôn

Qua tất cả các quy định tại dự thảo luật hòa giải, đối thoại tại Tòa án như trên, ta có thể thấy, khi vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng muốn ly hôn, nhà nước khuyến khích họ tham gia hòa giải tại Trung tâm hòa giải, đối thoại tại tòa án, chứ đây không phải là thủ tục bắt buộc.

Vợ chồng có quyền đồng ý hoặc từ chối tham gia hòa giải.

Ngay khi nộp đơn khởi kiện tại TAND, nếu đương sự không muốn tòa gửi hồ sơ qua trung tâm hòa giải, đối thoại thì đương sự có quyền làm đơn yêu cầu tòa án tiến hành thụ lý giải quyết vụ án theo thủ tục tố tụng bình thường mà không thông qua hòa giải tại trung tâm hòa giải.

Tuy nhiên, sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn thì Tòa án bắt buộc phải tiến hành thủ tục hòa giải theo quy định tại Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2015 và Bộ luật dân sự năm 2015.

Trình tự nhận, phân công, xử lý đơn khởi kiện, đơn yêu cầu tại Tòa án

(Được quy định tại Điều 15 Dự thảo Luật hòa giải, đối thoại tại Tòa án)

Bước 1.

Người khởi kiện, người yêu cầu gửi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính kèm theo tài liệu, chứng cứ đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định tại Điều 190 của Bộ luật Tố tụng dân sự, Điều 119 của Luật Tố tụng hành chính.

Bước 2.

Tòa án nhận đơn, vào sổ nhận đơn, xác nhận việc nhận đơn theo quy định tại khoản 1 Điều 191 của Bộ luật Tố tụng dân sự, khoản 1 Điều 121 của Luật Tố tụng hành chính và thông báo cho người nộp đơn khởi kiện biết vụ việc sẽ được xem xét chuyển sang hòa giải, đối thoại, nếu đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 4 Điều này.

Bước 3.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, đơn yêu cầu Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán làm công tác hòa giải, đối thoại xem xét đơn khởi kiện, đơn yêu cầu và tham gia phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại quy định tại Điều 21 của Luật này.

Bước 4.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán làm công tác hòa giải, đối thoại xem xét đơn khởi kiện, đơn yêu cầu, phân công Hòa giải viên trong danh sách của Tòa án mình để tiến hành hòa giải, đối thoại và thông báo cho các bên liên quan biết khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án;

b) Không thuộc trường hợp không được hòa giải, không tiến hành hòa giải, đối thoại được theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính.

Sau khi nhận được thông báo của Tòa án về việc tiến hành hòa giải, đối thoại, nếu một trong các bên không đồng ý hòa giải, đối thoại thì thông báo ý kiến của mình cho Tòa án biết.

Đối với vụ việc không thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này hoặc thuộc trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này, Thẩm phán làm công tác hòa giải, đối thoại báo cáo Chánh án Tòa án để phân công Thẩm phán xem xét, giải quyết vụ việc theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính.

Lưu ý:

Thời gian nhận, giải quyết đơn khởi kiện, đơn yêu cầu theo quy định của Luật này không tính vào thời hiệu khởi kiện, thời hạn xử lý đơn theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính nếu vụ việc được giải quyết theo trình tự tố tụng.

Hy vọng rằng sự tư vấn của FBLAW  sẽ giúp bạn biết được khi Ly hôn có bắt buộc hòa giải tại trung tâm hòa giải đối thoại tại tòa án hay không. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì bạn có thể liên hệ cho chúng tôi để được giải đáp.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ công ty: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, Thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
  • Tel: 038.595.3737 – Hotline: 0973.098.987
  • Email: tuvanfblaw@gmail.com

Trân trọng cảm ơn!