banner

Luật quốc tế – thước đo hợp pháp của tất cả các quy phạm pháp luật quốc tế

Luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật, được các quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận xây dựng, trên cơ sở tự nguyện , bình đẳng, nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa quốc gia và các chủ thể trong mọi lĩnh vực và đời sống quốc tế và được đảm bảo thức thi bởi chính các chủ thể luật quốc tế.

Luật quốc tế được cấu thành bởi các nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tê có mối quan hệ nội tại, chặt chẽ và thống nhất. Các nguyên tắc luôn đóng vai trò quan trọng, là cơ sở điều chỉnh các quan hệ pháp luật quốc tế. Nguyên tắc cơ bản của quốc tế là những tư tưởng chính trị, pháp lí mang tính chỉ đạo, bao trùm, có thuộc tính mệnh lệnh, bắt buộc chung đối với các chủ thể luật quốc tế.

Các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế là thước đo hợp pháp của tất cả các quy phạm pháp luật quốc tế vì:

-Các nguyên tắc này mang tính mệnh lệnh, bắt buộc chung: áp dụng cho mọi mối quan hệ quốc tế cũng như tất cả các chủ thể luật quốc tế. Được thể hiện:

+Mọi chủ thể của Luật quốc tế, dù đó là quốc gia, tổ chức quốc tế hay các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết, khi thiết lập hoặc tham gia vào quan hệ pháp luật quốc tế đều phải tuyệt đối tuân thủ nội dung của các nguyên tắc cơ bản.

+ Bất kì sự vi phạm nào đối với các nguyên tắc cơ bản đều bị coi là hành vi vi phạm nghiêm trọng Luật quốc tế.

+Các nguyên tắc cơ bản là cơ sở, nền tảng của toàn bộ hệ thống pháp luật quốc tế, là thước đo tính hợp pháp của các quy phạm pháp luật quốc tế. Mọi quy phạm pháp luật, bao gồm quy phạm điều ước hay quy phạm tập quán, phải có nội dung phù hợp với các nguyên tắc cơ bản.

+ Bất kì quy phạm nào trái với một nguyên tắc trong hệ thống các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế đều bị xác định là vô hiệu.

-Các nguyên tắc mang tính phổ cập, bao trùm:

+Được thể hiện ở hiệu lực trên phạm vi toàn cầu.

+Bên cạnh đó, tính bao trùm còn thể hiện ở chỗ các nguyên tắc cơ bản có hiệu lực đối với các chủ thể trên tất cả các lĩnh vực quan hệ quốc tế: an ninh, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội….

+Ngoài ra tính bao trùm còn thể hiện ở chỗ thông qua việc được ghi nhận trong nhiều văn kiện pháp lí quốc tế song phương, khu vực và toàn cầu.

-Các nguyên tắc mang tính hệ thống:

+Các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế có mối quan hệ qua lại biện chứng với nhau trong một chỉnh thể thống nhất.

+Nội dung của mỗi nguyên tắc là khác nhau nhưng chúng lại có sự gắn kết, bổ sung cho nhau, nội dung của nguyên tắc này được thể hiện một phần trong nguyên tắc khác.

 

Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế có vai trò quan trọng, là cơ sở đảm bảo cho tính thống nhất nội tại của hệ thống pháp luật quốc tế; là cơ sở để xây dụng và xác định tính hợp pháp của các nguyên tắc, quy phạm pháp luật quốc tế;là cơ sở pháp lí để bảo vệ quyền lợi của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ pháp luật quốc tế; là căn cứ pháp lí để giải quyết tranh chấp quốc tế và đấu tranh chống lại các hành vi vi phạm pháp luật quốc tế; là cơ sở để xây dựng, duy trì một trật tự pháp lí quốc tế ổn định; Từ đó tạo ra một môi trường quan hệ hòa bình, ổn định, hợp tác và cùng phát triển vì mục tiêu tiến bộ của nhân loại.

Như vậy, từ các đặc điểm của nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế trên, ta có thể thấy được các nguyên tắc này tạo ra cơ sở pháp lí quan trọng, là thước đo đo hợp pháp của tất cả các quy phạm pháp luật quốc tế.

Mọi thắc mắc liên quan tới vấn đề pháp lý của các lĩnh vưc, vui lòng liên hệ Công ty FBLAW chúng tôi qua hotline 0385953737 hoặc 0973.098.987 để được tư vấn và giải đáp. Trân trọng.