banner

Làm gì khi đã ly hôn nhưng chồng vẫn đe dọa sau ly hôn

Ly hôn là điều không cặp vợ chồng nào mong muốn khi bước vào một cuộc hôn nhân. Nhưng những yếu tố khách quan như xung đột về tính cách, quan điểm sống, ngoại tình… đã khiến không ít cặp vợ chồng phải đi đến quyết định này. Nhưng nếu sau khi ly hôn mà chồng có vi đe dọa sau ly hôn thì sẽ như thế nào? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này. Sau đây, Công ty Luật FBLAW kính gửi tới quý khách hàng bài viết để giải đáp các vấn đề nêu trên. Nếu còn bất cứ thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ 0973.098.987 & 038.595.3737 để được tư vấn và hỗ trợ.

1. Ly hôn là gì?

Ly hôn, là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Như vậy, về phương diện pháp luật thì hai bên sẽ không còn mối quan hệ về hôn nhân, hủy bỏ các trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm của hôn nhân và các ràng buộc dân sự khác. Quyền và nghĩa vụ duy nhất của vợ, chồng cũ. Đó là thăm nom và cấp dưỡng cho con chung giữa hai người.

2. Chồng cũ quấy rối, đe dọa sau khi ly hôn thì phải làm như thế nào?

Ảnh minh họa

>>>Xem thêm: Ly hôn đơn phương khi vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình.

Trên thực tế hiện nay. Xuất phát từ mâu thuẫn cá nhân, nhiều người chồng sau khi ly hôn vẫn quấy rối vợ cũ thông qua nhiều hình thức khác nhau, đây được coi là hành vi vi phạm quy định của pháp luật. Đó có thể là: Hành vi nhắn tin quấy rối, gọi điện quấy rối, hành vi sử dụng vũ lực gây thương tích, đe dọa giết người đối với vợ cũ. Xét về mặt pháp luật, quan hệ hôn nhân giữa hai người đã chấm dứt, thì đương nhiên giữa họ sẽ không còn bất kỳ sự ràng buộc nào về quyền lợi và nghĩa vụ của vợ chồng đối với nhau.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 33 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng sức khỏe và thân thể của con người. Theo đó:

1. Cá nhân có quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe. Không bị ai tước đoạt tính mạng trái pháp luật. 

Theo đó thì có thể nói, người chồng không được phép thực hiện hành vi vi phạm, quấy rối đối với vợ cũ dưới bất kỳ hình thức nào. Không được thực hiện hành vi xâm phạm đến tính mạng thân thể, sức khỏe, danh dự nhân phẩm. Vì đây là một trong những vấn đề được pháp luật bảo hộ đối với con người, ngay cả khi quan hệ hôn nhân còn tồn tại hay quan hệ hôn nhân đã chấm dứt.

Tùy thuộc vào mức độ và hậu quả của hành vi vi phạm, người chồng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Các cách thức xử lý khi bị chồng cũ quấy rối:

Thứ nhất, sử dụng biện pháp thỏa thuận và thương lượng. Có thể thỏa thuận và thương lượng với chồng cũ. Yêu cầu chồng cũ chấm dứt hành vi quấy rối của mình;

Thứ hai, sau khi đã thỏa thuận thương lượng. Tuy nhiên người chồng vẫn không chấm dứt hành vi quấy rối của mình. Thì cần phải nhờ đến sự can thiệp của cơ quan chức năng. Người bị quấy rối trong trường hợp này cần phải làm đơn trình báo công an, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra vụ việc.

4. Các biện pháp xử phạt khi chồng cũ có hành vi quấy rối đe dọa sau ly hôn

Ảnh minh họa

>>>Xem thêm: Hai vợ chồng ở nước ngoài có ly hôn được không

4.1. Xử lý vi phạm hành chính với hành vi đe dọa sau ly hôn

Nếu chồng cũ có những hành vi quấy rối. Như nhấn tin, gọi điện thì có thể bị xử phạt theo quy định tại điểm g khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ–CP, cụ thể:

“Điều 102. Vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

g) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;

4.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi đe dọa sau ly hôn

Nếu chồng cũ có hành vi quấy rối sau ly hôn. Bằng việc đe dọa tới tính mạng, sức khỏe của vợ cũ. Thì phải tố cáo đến Cơ quan Công an sẽ xem xét điều tra. Nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị khởi tố hình sự theo Điều 133 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 về tội đe dọa giết người. Hình phạt cao nhất của tội này là 07 năm tù.

“Điều 133. Tội đe dọa giết người

Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Đối với 02 người trở lên;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

d) Đối với người dưới 16 tuổi;

đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.”

Trường hợp có hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho gia đình và cá nhân vợ, thì tố cáo hành vi của chồng cũ theo Điều 134 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

i) Có tính chất côn đồ;

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Làm chết 02 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Trên đây là toàn bộ nội dung về. “Làm gì khi đã ly hôn nhưng chồng vẫn đe dọa sau ly hôncủa Công ty luật FBLAW. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc. Quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay với Công ty luật FBLAW để được tư vấn và hỗ trợ.

Liên hệ với FBLAW theo thông tin sau:

  • Điện thoại: 0973.098.987- 038.595.3737 

  • Trụ sở chính: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, Thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An