banner

Giấy phép lao động năm 2022

Giấy phép lao động năm 2021

Giấy phép lao động năm 2022 là một trong các loại giấy tờ mà hầu hết người nước ngoài khi vào làm việc tại Việt Nam cần có, đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập và phát triển sâu rộng toàn cầu như hiện nay.  Hàng năm, Việt Nam đón nhận số lượng lớn người nước ngoài bao gồm: nhà quản lý, chuyên gia, lao động kỹ thuật,… từ nước ngoài vào để làm việc, công tác. Tuy nhiên, thủ tục xin cấp phép giấy phép lao động thì khá phức tạp. Bài viết dưới đây của FBLAW sẽ tập trung làm rõ về vấn đề này. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, Quý khách hàng vui lòng liên hệ 1900.0888.37 & 0973.098.987 để được tư vấn và hỗ trợ.

I. Giấy phép lao động là gì?

Giấy phép lao động là văn bản cho phép người nước ngoài được làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Đây là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp khi người lao động nước ngoài đủ điều kiện làm việc tại Việt Nam. Điều đó có nghĩa là: Giấy phép lao động sẽ chứng minh rằng người được cấp phép được pháp luật Việt Nam bảo vệ theo luật lao động của Việt Nam cũng như quyền lợi hợp pháp của họ được bảo vệ chính đáng.

Trên giấy phép lao động có ghi rõ thông tin về người lao động, bao gồm:

  • Họ tên;
  • Số hộ chiếu;
  • Ngày tháng năm sinh;
  • Quốc tịch;
  • Số hộ chiếu;
  • Tên và địa chỉ của tổ chức nơi làm việc;
  • Vị trí việc làm.

Lao động nước ngoài nếu vào làm việc tại Việt Nam mà không được cấp giấy phép lao động sẽ bị trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam. Theo quy định hiện nay, giấy phép lao động chỉ có giá trị cao nhất là 2 năm. Trước khi giấy phép lao động hết hạn, người có tên trên giấy phép lao động phải xin gia hạn giấy phép lao động nếu muốn tiếp tục làm việc.

>>> Xem thêm: Xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Hà Nội

II. Tại sao người nước ngoài cần phải xin giấy phép lao động:

Giấy phép lao động năm 2021
Giấy phép lao động năm 2021

Bởi lẽ, đây là loại giấy tờ vô cùng quan trọng, Điều 31 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP có quy định:

  • Người lao động nước ngoài không có giấy phép lao động hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật mà làm việc tại Việt Nam sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng hoặc bị trục xuất theo quy định tại Luật lao động năm 2012;
  • Người sử dụng lao động có hành vi sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động hoặc không có giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động hoặc sử dụng người lao động nước ngoài có giấy phép lao động đã hết hạn hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hêt hiệu lực có thể bị phạt tiền lên tới 75.000.000 đồng tùy vào số lượng lao động liên quan.

Bên cạnh đó, giấy phép lao động cũng chính là cơ sở pháp lý vững chắc để Việt Nam và pháp luật Việt Nam bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp  của người nước ngoài và người sử dụng lao động.

Đây cũng là một trong những giấy tờ cần thiết để người lao động thực hiện các thủ tục liên quan đến xuất nhập cảnh, tạm trú.

Chính vì vậy, doanh nghiệp, tổ chức và người lao động nước ngoài hãy thực hiện nghiêm túc việc xin cấp giấy phép lao động, xác nhận (miễn) Giấy phép lao động/không thuộc diện cấp Giấy phép lao động Việt Nam ngay khi doanh nghiệp, tổ chức muốn tuyển dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

III. Thủ tục, trình tự cấp giấy phép lao động năm 2022 tại Việt Nam:

1. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lao động tại Việt Nam:

  • Sở lao động Thương binh và xã hội
  • Ban quản lý Khu chế xuất và công nghiệp; Ban quản lý Khu công nghệ cao
  • Cục việc làm – Bộ lao động – Thương binh và xã hội: Trường hợp người lao động nước ngoài thuộc các tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế, hiệp hội,… theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH.

2. Thủ tục và hồ sơ xin cấp giấy phép lao động tại Việt Nam:

Để xin giấy phép lao động, doanh nghiệp cần thực hiện tuần tự theo 2 bước sau:

Bước 1: Đăng ký nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài với cơ quan có thẩm quyền

Đây là thủ tục quan trọng đầu tiên cần phải thực hiện để xin giấy phép lao động cho người nước ngoài là việc hợp pháp tại Việt Nam.

Trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài, người sử dụng lao động (trừ nhà thầu) có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được và báo cáo giải trình với Bộ Lao động – Thương binh và xã hội hoặc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi lao động nước ngoài dự kiến làm việc.

Giấy phép lao động năm 2021
Giấy phép lao động năm 2021

Hồ sơ xin chấp thuận bao gồm:

  • Bản sao đăng ký kinh doanh;
  • Công văn giải trình nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài theo mẫu;
  • Giấy giới thiệu/giấy ủy quyền

Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép lao động tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền:

Trước ít nhất 15 ngày kể từ ngày lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc tại Việt Nam, người nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc.

Hồ sơ cơ bản bao gồm:

  • Hộ chiếu còn hạn (Bản chứng thực);
  • Lý lịch tư pháp;
  • Giấy khám sức khỏe hoặc giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan, tổ chức y tế nước ngoài cấp;
  • Văn bản xác nhận là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật;
  • Ảnh chân dung 4*6;
  • Các giấy tờ có liên quan khác;
  • Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép lao động;
  • Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài (Kết quả của bước 1).

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của FBLAW chúng tôi gửi đến quý khách hàng. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến xin giấy phép lao động năm 2022 Quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay đến FBLAW để được hướng dẫn cụ thể hơn.

Liên hệ với FBLAW theo thông tin sau:

  • Điện thoại: 038.595.3737 – Hotline: 0973.098.987
  • Fanpage: Công ty Luật FBLAW
  • Địa chỉ: 48 Ngô Quyền, Phường Hàng Bài, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội
  • Trụ sở chính: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, Thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An