Giấy phép kinh doanh mới nhất là gì? Làm thế nào để được cấp giấy phép kinh doanh? Giấy phép kinh doanh có những nội dung gì? Trường hợp nào cần có giấy phép kinh doanh? Đây là những thắc mắc của rất nhiều Quý Khách hàng khi bắt đầu công việc kinh doanh, sản xuất. Bài viết dưới đây của FBLAW sẽ làm rõ các nội dung trên đến Quý Khách hàng. Nếu còn bất cứ thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ 1900.0888.37 để được tư vấn và hỗ trợ
I. Giấy phép kinh doanh là gì?
Giấy phép kinh doanh là loại giấy được cấp cho các doanh nghiệp có kinh doanh ngành nghề có điều kiện, loại giấy này thông thường được cấp sau Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành, doanh nghiệp có nghĩa vụ đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của luật và bảo đảm duy trì điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm, yêu cầu về vốn pháp định hoặc các yêu cầu khác. Trên thực tế chúng ta hay gọi tắt tất cả các loại giấy này là giấy phép kinh doanh.
>>> Xem thêm: Luật doanh nghiệp mới nhất
II. Đối tượng cấp Giấy phép kinh doanh:
Bao gồm: Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
1.Tổ chức doanh nghiệp trong nước kinh doanh có điều kiện:
Tổ chức doanh nghiệp trong nước nếu đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện phải đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh của ngành nghề đó mới được phép kinh doanh.
Một vài ngành nghề kinh doanh có điều kiện như:
- Bán lẻ rượu phải xin giấy phép bán kẻ rượu;
- Cơ sở kinh doanh thực phẩm, quán cà phê, nhà hàng phải xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
- Dịch vụ cầm đồ thì cần giấy chứng nhận an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy.
2. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài:
Theo quy định tại Nghị định 09/2018/NĐ-CP, giấy phép kinh doanh được cấp cho các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện các hoạt động sau:
- Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa, trừ hàng hóa là gạo, đường, vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí.
- Thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn hàng hóa là dầu, mỡ bôi trơn.
- Cung cấp dịch vụ logistics; trừ các phân ngành dịch vụ logistics mà Việt Nam cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính; trừ cho thuê trang thiết bị xây dựng có người vận hành;
- Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo;
- Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại;
- Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;
- Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.
III. Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh:
Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh tùy vào đối tượng cấp và ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
1.Đối với tổ chức, doanh nghiệp trong nước:
Tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện mà tổ chức, doanh nghiệp phải đáp ứng để được cấp giấy phép kinh doanh. Tuy nhiên các điều kiện chủ yếu thường là:
- Điều kiện về cơ sở vật chất như: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Điều kiện về chứng chỉ hành nghề.
- Điều kiện về vốn pháp định.
2. Đối với tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài:
Theo quy định tại Nghị định 09/2018/NĐ-CP, các điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài được cấp Giấy phép kinh doanh cụ thể như sau:
Nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên:
Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở thị trường cho hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa.
- Đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
- Có kế hoạch tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp giấy phép kinh doanh;
- Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.
Nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên:
IV. Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh mới nhất:
Bước 1: Cá nhân, doanh nghiệp tiến hành thành lập công ty hoặc đăng ký hộ kinh doanh cá thể theo quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành.
>>> Xem thêm: Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp
Bước 2: Cá nhân, doanh nghiệp tiến hành xin giấy phép kinh doanh đối với ngành nghề có điều kiện.
Mỗi loại giấy phép kinh doanh sẽ có quy trình, cơ quan cấp khác nhau, mang tính chất đặc thù. Ví dụ:
- Giấy phép tư vấn du học sẽ do Sở Giáo dục và Đào tạo Tỉnh/Thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở cấp;
- Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ do chi cục an toàn thực phẩm cấp.
- …
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật FBLAW về giấy phép kinh doanh mới nhất. Để hiểu rõ hơn về những quy định trên cũng như những vấn đề liên quan đến giấy phép kinh doanh, quý khách hàng vui lòng liên hệ tới Công ty Luật FBLAW để được tư vấn và hỗ trợ.
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:
- Hotline: 1900.0888.37
- Email: tuvanfblaw@gmail.com
- Fanpage: Công ty Luật FBLAW
- Địa chỉ: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An