Giải quyết tranh chấp thừa kế đất đai tại Hà Nội cần phải đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị xâm phạm. Tranh chấp về thừa kế đất đai là tranh chấp phổ biến được giải quyết tại Tòa án. Tuy nhiên việc giải quyết tranh chấp này không hề đơn giản do quy định pháp luật về thừa kế hết sức phức tạp và quá trình giải quyết tranh chấp phải tuân theo hệ thống pháp luật đồ sộ. Để giúp quý khác hành hiểu rõ hơn các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp thừa kế đất đai, đội ngũ Công ty luật FBLAW xin gửi đến quý khách hàng bài viết sau. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về vấn đề này, quý khách hàng vui lòng liên hệ 1900088837 để được tư vấn và hỗ trợ.
1. Tranh chấp thừa kế đất đai là gì?
– Tranh chấp thừa kế đất đai là những xung đột, mâu thuẫn về quyền và lợi ích giữa các chủ thể trong quan hệ thừa kế.
-
Đặc điểm của tranh chấp thừa kế đất đai:
– Chủ thể trong tranh chấp là cá nhân, tổ chức được nhận thừa kế đất đai từ người chết để lại.
– Đối tượng của tranh chấp là quyền sử dụng đất của người chết để lại.
– Nội dung tranh chấp là những bất đồng, xung đột về quyền và nghĩa vụ giữa các bên thừa kế trong quá trình chia thừa kế.
-
Các dạng tranh chấp đất đai:
– Tranh chấp buộc người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại;
– Yêu cầu chia di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật;
– Xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác…
>>> Xem thêm:Thủ tục thừa kế đất đai tại Hà Nội mới nhất
2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế đất đai
Tranh chấp thừa kế đất đai là dạng tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất. Theo khoản 5 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự 2015; tranh chấp về thừa kế tài sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân.
Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân cấp nơi bị đơn cư trú, làm việc hoặc các bên có thỏa thuận khác.
Trong trường hợp tranh chấp thừa kế đất đai mà có đương sự thuộc trường hợp như trên thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
3. Thời hiệu khởi kiện tranh chấp thừa kế đất đai
Theo Ðiều 623 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời hiệu khởi kiện về thừa kế như sau:
– Thời hiệu chia di sản quyền sử dụng đất là 30 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này, người thừa kế không còn quyền khởi kiện thừa kế yêu cầu chia di sản.
– Thời hiệu khởi kiện để xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này, người thừa kế không còn quyền khởi kiện thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác
– Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Sau thời hạn 03 năm, cá nhân, tổ chức không còn quyền khởi kiện yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại.
4. Trình tự giải quyết tranh chấp thừa kế đất đai
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP tranh chấp về thừa kế đất đai không bắt buộc phải qua hòa giải tại xã, phường, thị trấn. Do đó, các bên có thể trực tiếp thực hiện việc yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp cho mình.
Cách thức giải quyết tranh chấp về thừa kế tại Tòa án được thực hiện theo trình tự, thủ tục sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ giải quyết tranh chấp thừa kế đất đai
– Đơn khởi kiện;
– Các giấy tờ về quan hệ giữa người khởi kiện và người để lại tài sản: Giấy khai sinh, Chứng minh thư nhân dân, giấy chứng nhận kết hôn, sổ hộ khẩu, giấy giao nhận nuôi con nuôi để xác định diện và hàng thừa kế;
– Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế;
– Bản kê khai các di sản;
– Các giấy tờ, tài liệu chứng minh sở hữu của người để lại di sản và nguồn gốc di sản của người để lại di sản;
– Di chúc hoặc biên bản, tài liệu khác thể hiện ý chí của người để lại di sản trước khi chết (nếu có).
– Các giấy tờ khác: Biên bản giải quyết trong hộ tộc, biên bản giải quyết tại UBND xã, phường, thị trấn (nếu có), tờ khai từ chối nhận di sản (Nếu có).
Bước 2: Nộp đơn khởi kiện tại Tòa án
– Sau khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa án phải xem xét những tài liệu, chứng cứ cần thiết.
– Nếu xét thấy thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án sẽ thông báo cho đương sự biết để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí.
– Người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí và nhận lại biên lai.
– Tòa án thụ lý và tiến hành giải quyết tranh chấp.
Bước 3: Tòa án ra Bản án, Quyết định giải quyết tranh chấp thừa kế đất đai
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề Giải quyết tranh chấp thừa kế đất đai tại Hà Nội của đội ngũ Công ty luật FBLAW. Để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình, Quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay với Công ty luật FBLAW để được tư vấn và hỗ trợ.
>>> Xem thêm: Cách chia tài sản thừa kế theo pháp luật chuẩn nhất năm 2021
Liên hệ với FBLAW theo thông tin sau:
Điện thoại: 038.595.3737 – Hotline: 1900088837
Fanpage: Công ty Luật FBLAW
Địa chỉ: 48 Ngô Quyền, Phường Hàng Bài, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội
Trụ sở chính: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, Thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An