Luật bảo hiểm xã hội mới nhất quy định cụ thể những vấn đề về chính sách bảo hiểm; quyền lợi của người tham gia bảo hiểm. Hãy cùng công ty Luật FBLAW tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
I. Những quy định chung
1. Đối tượng áp dụng
- Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (Khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội);
- Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chi hành nghề ; hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc;
- Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm bắt buộc theo khoản 3; điều 2 Luật bảo hiểm xã hội;
- Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên; và không thuộc đối tượng khoản 1 điều 2 Luật bảo hiểm xã hội;
- Cơ quan tổ chức có liên quan đến bảo hiểm xã hội.
2. Các chế độ bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
- Ốm đau
- Thai sản
- Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Hưu trí
- Tử tuất
Bảo hiểm tự nguyện có các chế độ:
- Hưu trí
- Tử tuất
- Bảo hiểm hưu trí bổ sung do chính phủ quy định
3. Nguyên tắc tham gia bảo hiểm
- Mức hưởng BHXH được tính trên cơ sở mức đóng; thời gian đóng BHXH và có chia sẻ giữa những người tham gia BHXH;
- Mức đóng BHXH bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động; mức đóng BHXH tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn;
- Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đóng BHXH
- Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung; thống nhất; công khai; minh bạch, được sử dụng đúng mục đích và hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần
- Việc thực hiển BHXH phải đơn giản, dễ dàng; thuận tiện, đảm bảo kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH
II. Bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Đối tượng được hưởng:
- Đối tượng hưởng của chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động nghề nghiệp; hưu trí , tử tuất được quy định tại khoản 1 điều 2 Luật bảo hiểm xã hội
2. Điều kiện hưởng
-
Chế độ ốm đau:
+Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của bộ y tế
+ Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền
-
Chế độ thai sản:
– NLĐ được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp: Lao động nữ mang thai, sinh con, mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; NLĐ nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi; lao động nữ đặt vòng tránh thai, NLĐ thực hiện biện pháp triệt sản; LĐ nam đang đóng BHXH có vợ sinh con
-
Chế độ tai nạn lao động
+Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 điều 43.
+Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 điều 43 Luật bảo hiểm xã hội 2014
-
Chế độ hưu trí:
+ NLĐ quy định tại điểm a, b, c, d, g, h, i khoản 1 điều 2 Luật bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp quy định tại khoản 3, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 54 luật này.
+ NLĐ quy định tại điểm đ, e khoản 1 Điều 2 của luật BHXH nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu quy định tại khoản 2 điều 54 luật này
+ Lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia BHXH khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 đến dưới 20 năm đóng BHXH và đủ 55 tuổi thì được hưởng lương hưu
-
Chế độ tử tuất
Những người sau khi chết thì người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng:
+ Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 đang đóng BHXH hoặc NLĐ đang bảo lưu thời gian đóng BHXH mà có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên;
+ NLĐ chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
+ Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng đã nghỉ việc
– Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 điều này chết
– Người quy định tại khoản 1 điều này bị Tòa án tuyên bố đã chết thì nhân thân được hưởng trợ cấp mai táng theo khoản 2 điều này
3. Mức hưởng
-
Chế độ ốm đau
– NLĐ hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 điều 26, 27 của Luật này thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền trước khi nghỉ việc
– NLĐ hưởng tiếp chế độ ốm đau quy định tại điểm b khoản 2 điều 26 thì mức lương hưởng như sau:
+ Bằng 65% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên;
+ Bằng 55% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
+ Bằng 50% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm
– NLĐ hưởng chế độ ốm đau theo quy định tai khoản 3 Điều 26 của luật này; thì mức hưởng bằng 100% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc
-
Chế độ thai sản ( theo điều 39 luật bảo hiểm xã hội)
-
Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ( quy định tại luật bảo hiểm xã hội 2014 )
-
Chế độ hưu trí (Theo điều 56 luật bảo hiểm xã hội)
-
Chế độ tử tuất (theo điều 68 và điều 70 Luật bảo hiểm xã hội)
III. Chế độ bảo hiểm tự nguyện
- Chế độ hưu trí
- Chế độ tử tuất
1. Mức đóng BHXH tự nguyện: Bằng 22% mức thu nhập do mình lựa chọn
2. Mức hưởng
Chế độ hưu trí
- Lương hưu hàng tháng
Mức lương = Tỷ lệ hưởng x Bình quân thu nhập tháng đóng BHXH
- Trợ cấp 01 lần:
Mỗi năm đóng cao hơn số năm tương ứng tỷ lệ hưởng lương hưu 75% dược tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH
- BHXH 01 lần
Chỉ áp dụng với một số trường hợp nhất định, mức hưởng tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được:
+ 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH (đóng trước năm 2014);
+ 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH (đóng từ năm 2014 trở đi);
+ Đóng chưa đủ 01 năm thì hưởng bằng số tiền đã đóng, tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.
Chế độ tử tuất
- Trợ cấp mai táng
Bằng 10 lần mức lương cơ sở, dành cho người có thời gian đóng từ 60 tháng trở lên hoặc đang hưởng lương hưu
- Trợ cấp tuất
Đối với thân nhân người đang đóng hoặc bảo lưu thời gian đóng cứ mỗi năm:
+ 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH (đóng trước năm 2014);
+ 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH (đóng từ năm 2014 trở đi)
+ Tối đa 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH nếu đóng chưa đủ 01 năm;
+ Tối thiểu 03 tháng mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng BHXH nếu tham gia cả BHXH bắt buộc và tự nguyện
Đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu:
- 48 tháng lương hưu đang hưởng nếu chết trong 02 tháng đầu hưởng lương hưu;
- Cứ hưởng thêm 01 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng nếu chết vào những tháng sau đó
IV. Trình tự, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội
1. Hồ sơ đăng ký tham gia và cấp sổ bảo hiểm xã hội
– Nếu lần đầu tham gia thì:
+ Tờ khai tham gia BHXH của người sử dụng lao động kèm theo danh sách người lao động tham gia BHXH; của người lao động
– Hồ sơ cấp lại sổ BHXH trong trường hợp hư hỏng hoặc mất
+ Đơn đề nghị cấp lại sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động;
+ Sổ BHXH trong trường hợp bị hư hỏng
2. Trình tự, thủ tục giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội
-
Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau:
Đối với trường hợp nội trú
+ Giấy ra viện của NLĐ hoặc của con dưới 07 tuổi
+ Bản sao giấy chuyển tuyến hoặc giấy chuyển viện nếu chuyển tuyến khám; chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú
Đối với trường hợp ngoại trú
+ Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH
+ Trường hợp cha mẹ đều nghỉ việc chăm con thì giấy chứng nhận nghỉ việc của 01 trong 02 người là bản sao; hoặc giấy ra viện có chỉ định của y, bác sĩ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú
Đối với trường hợp NLĐ hoặc con của NLĐ khám; chữa bệnh ở nước ngoài
+ Bản sao bản dịch tiếng việt giấy khám chữa bệnh do cơ sở khám chữa bệnh ở nước ngoài cấp
-
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản
Đối với người lao động
+ Lao động nữ khám thai:
Trường hợp điều trị nội trú: Bản sao giấy ra viện của người lao động; trường hợp chuyển tuyến khám chữa bệnh trong quá trình nội trú thì có thêm giấy chuyển tuyến hoặc chuyển viện
Trường hợp điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH; hoặc bản sao Giấy ra viện chỉ định của y; bác sĩ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú
+ Lao động nữ sinh con:
- Giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh con bản sao;
- Giấy chứng tử của con; mẹ trong trường hợp mẹ; con mất;
- Giấy xác nhận cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau sinh con mà không đủ sức khỏe để chăm sóc con;
- Trích lục hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của mẹ trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;
- Giấy xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền về lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai theo quy định
Đối với đơn vị sử dụng lao động:
+ Bản chính danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau; thai sản
-
Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động; bệnh nghề nghiệp
+ Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bản chính
+ Bản sao giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi điều trị TNLĐ, BNN;
+ Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của hội đồng giám định y khoa
+ Trường hợp bị bệnh nghề nghiệp mà không điều trị nội trú thì có thêm giấy khám bệnh nghề nghiệp;
+ Chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình,… nếu có
+Hóa đơn, chứng từ thu phí giám định, bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện giám định
-
Hồ sơ hưởng chế độ lương hưu
Đối với người tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
+ Sổ bảo hiểm xã hội;
+ Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí hoặc bằng văn bản chấm dứt hợp đồng lao động hưởng chế độ hưu trí;
+ Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa đối với trường hợp theo điều 55 và điều 54 của luật bảo hiểm xã hội
Đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người bảo lưu thời gian tham gia BHXH
+ Sổ bảo hiểm xã hội;
+ Đơn đề nghị hưởng lương hưu;
+ Giấy ủy quyền làm thủ tục giải quyết chế độ hưu trí và nhận lương hưu đối với người đang chấp hành hình phạt tù;
+ Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc trở về nước hợp pháp đối với trường hợp xuất cảnh trái phép;
+ Quyết định có hiệu lực pháp luật đối của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích với trường hợp mất tích trở về.
-
Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất
Đối với người đang đóng BHXH hoặc bảo lưu BHXH:
+ Sổ BHXH
+ Giấy tờ chứng minh người đó mất ( giấy chứng tử, báo tử, quyết định tuyên bố đã chết của Tòa)
+ Tờ khai của nhân thân, biên bản họp của nhân thân đối với TH đủ điều kiện hưởng hàng tháng nhưng chọn hưởng trợ cấp tuất 01 lần;
+ Biên bản điều tra tai nạn lao động
+ Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với thân nhân bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên
Đối với người đang hưởng hoặc đang tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp TNLĐ, BNN hàng tháng
+ Bản sao giấy chứng tử, báo tử hoặc quyết định tuyên bố của Tòa có hiệu lực pháp luật;
+ Tờ khai của nhân thân, biên bản họp nhân thân
+ Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với nhân thân bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên
>> Xem thêm: Thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp mới nhất
Trên đây là một số thông tin và quy định của pháp luật về luật bảo hiểm xã hội mới nhất. Quý Khách hàng vui lòng liên hệ : 1900.0888.37 để biết thêm thông tin chi tiết liên và được hỗ trợ tư vấn.
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:
- Hotline: 038.595.3737
- Email: tuvanfblaw@gmail.com
- Fanpage: Công ty Luật FBLAW
- Địa chỉ: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.