banner

Thành lập công ty TNHH cần bao nhiêu vốn ?

Thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn cần bao nhiêu vốn?

Thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn cần bao nhiêu vốn? Bạn đang muốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn nhưng đang thắc mắc không biết cần bao nhiêu vốn để thành lập công ty TNHH và gồm những loại vốn nào? Hãy cùng FBLAW đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây:

1. Những loại vốn để thành lập công ty TNHH

Thứ nhất, Vốn điều lệ 

Theo quy định tại khoản 34 Điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2020 thì: Vốn điều lệ là tổng tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn.

  • Đặc điểm vốn điều lệ công ty trách nhiệm hữu hạn:

– Người góp vốn điều lệ là các thanh viên công ty, chủ sở hữu công ty;

– Số vốn góp được ghi vào trong điều lệ của công ty;

– Vốn điều lệ gồm các tài sản đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty;

– Vốn điều lệ do các thành viên công ty tự kê khai và tự chịu trách nhiệm khi thành lập công ty mà không chịu sự ràng buộc các quy định pháp luật.

Tài sản góp vốn điều lệ công ty gồm: Tiền việt Nam đồng, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

Khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn vốn điều lệ không quy định mức tối đa hay tối thiểu khi đăng ký kinh doanh nhưng pháp luật có quy định về vốn pháp định đối với một số ngành nghề. Vì vậy, tùy theo khả năng của công ty cần lựa chọn mức vốn điều lệ phù hợp, nhằm đảm bảo được số vốn để đầu tư cho sự phát triển của công ty.

  • Lưu ý:  Vốn điều lệ ảnh hưởng đến thuế môn bài của doanh nghiệp:

– Với mức vốn 10 tỷ trở lên thì mức thuế môn bài là 3.000.000 đồng/năm.

– Với mức vốn 10 tỷ đồng trở xuống thì mức thuế môn bài là 2.000.000 đồng/năm.

Thứ hai, Vốn pháp định 

Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định pháp luật để thành lập doanh nghiệp.

  • Đặc điểm vốn pháp định:

– Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu theo quy định ngoài các khoản chi phí khác;

– Vốn pháp định không áp dụng theo loại hình doanh nghiệp mà áp dụng cho các ngành, nghề kinh doanh cụ thể;

– Mức vốn pháp định được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật ngành nghề có điều kiện;

– Vốn pháp định được quy định khác nhau tùy vào ngành, nghề kinh doanh.

  • Ví dụ: Một số ngành, nghề quy định vốn pháp định:

STT

Ngành, nghề kinh doanh

Vốn pháp định

(đồng Việt Nam)

1

Kinh doanh Bất động sản

20 tỷ

2

Kinh doanh dịch vụ đòi nợ

2 tỷ

3

Bán hàng đa cấp

10 tỷ

4

Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa

100 triệu

5

Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách quốc tế đến Việt Nam

250 triệu

6

Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài

500 triệu

7

Sở giao dịch hàng hóa

150 tỷ

8

Sở giao dịch hàng hóa thành viên mô giới

5 tỷ

9

Sở giao dịch hàng hóa thành viên kinh doanh

75 tỷ

10

Thành lập trường Đại học tư thục

500 tỷ

11

Kinh doanh sản xuất phim

200 triệu

12

Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe

300 tỷ

13

Kinh doanh mô giới bảo hiểm gốc và mô giới tái bảo hiểm

8 tỷ

14

Kinh doanh vận chuyển hàng không khai thác 10 tàu bay với doanh nghiệp khai thác vận chuyển Quốc tế

700 tỷ

15

Kinh doanh vận chuyển hàng không khai thác đến 10 tàu với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không nội địa

300 tỷ

16

Kinh doanh cảng hàng không quốc tế

200 tỷ

17

Kinh doanh cảng hàng không nội địa

100 tỷ

18

Kinh doanh dịch vụ khai thác nhà ga hành khách

30 tỷ

19

Kinh doanh dịch vụ cung cấp xăng dầu

30 tỷ

20

Kinh doanh phá dỡ tàu biển

50 tỷ

21

Hoạt động thông tin tín dụng

30 tỷ

22

Kinh doanh dịch vụ mua bán nợ

100 tỷ

23

Mô giới chứng khoán

25 tỷ

24

Tư vấn đầu tư chứng khoán

10 tỷ

Thứ ba, Vốn ký quý

Vốn ký quỹ là số vốn doanh nghiệp phải có một số tiền kỹ quỹ thực tế trong ngân hàng khi thành lập.

Vốn ký quỹ được quy định cụ thể trong một số ngành, nghề kinh doanh theo quy định pháp luật.

Ví dụ: Một số ngành, nghề kinh doanh phải có vốn ký quỹ:

STT

Ngành, nghề kinh doanh

Mức vốn ký quỹ

(đồng Việt Nam)

1

Văn phòng thừa phát

100 triệu

2

Kinh doanh tái nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh

10 tỷ

3

Cho thuê lại lao động

2 tỷ

4

Dịch vụ việc làm

300 triệu

5

Kinh doanh tái nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt

7 tỷ

2.  Vốn để thành lập công ty TNHH

Thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn cần bao nhiêu vốn?
Thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn cần bao nhiêu vốn?

Thứ nhất, Vốn góp Công ty TNHH một thành viên

Theo quy định tại Điều 75 Luật doanh nghiệp năm 2020:

– Vốn điều lệ của công ty TNHH một thành viên là tổng số tài sản do chủ sở hữu công ty cam kết và ghi trong điều lệ công ty.

-Chủ sở hữu công ty phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được Giấy dăng ký doanh nghiệp.

– Trong trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định, chủ sở hữu công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ bằng giá trị số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ.

– Chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với nghĩa vụ tài chính phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn góp.

Thứ hai, Vốn góp công ty TNHH hai thành viên trở lên

Theo quy định tại Điều 47 Luật doanh nghiệp năm 2020:

– Vốn điều lệ của công ty TNHH hai thành viên trở lên là tổng giá trị phần vốn góp của các thành viên cam kết góp và ghi trong điều lệ công ty.

– Thành viên phải góp vốn đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Trong thời hạn này, các thành viên có quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn đã cam kết góp.

– Thành viên của công ty chỉ được góp vón bằng loại tài sản khác với tài sản cam kết khi được sự đồng ý của 50% thành viên còn lại của công ty.

– Nếu hết thời hạn quy định thì thanh viên chưa góp vốn theo cam kết sẽ đương nhiên không còn là thành viên của công ty; thành viên góp chưa đủ vốn đã cam kết có quyền tương ứng với phần vốn đã góp.

– Trường hợp thành viên chưa góp vốn và góp chưa đủ vốn thì công ty phải làm thủ tục thay đổi vốn điều lệ.

– Thành viên công ty phải chịu trách nhiệm tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết đối với nghĩa vụ phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ.

Trên đây là quy định về các loại vốn và số vốn góp để thành lập công ty TNHH, nếu còn thắc mắc quý khách hàng vui lòng liên hệ tới Công ty Luật FBLAW để biết thêm thông tin chi tiết liên quan đến đăng ký thành lập công ty TNHH và được hỗ trợ tư vấn.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

  • Hotline: 038.595.3737
  • Email: tuvanfblaw@gmail.com
  • Fanpage: Công ty Luật FBLAW
  • Địa chỉ: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.