Thời gian gần đây có không ít những vụ việc những kẻ xấu lắp camera quay lén người khác trong phòng tắm, phòng thay đồ… Khiến mọi người vô cùng hoang mang và lo sợ, đặc biệt là nữ giới. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này. Sau đây, Công ty Luật FBLAW kính gửi tới quý khách hàng bài viết để giải đáp các vấn đề nêu trên. Nếu còn bất cứ thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ 0973.098.987 & 038.595.3737 để được tư vấn và hỗ trợ.
1. Hành vi lắp camera quay lén
Lắp camera quay lén người khác có thể hiểu là: hành vi sử dụng thiết bị là camera để ghi hình và lưu giữ hình ảnh của người khác mà không được người đó cho phép.
Bên cạnh đó, trong nhiều trường hợp, hành vi lắp camera quay lén các hình ảnh nhạy cảm, riêng tư của người khác… còn có thể khiến nạn nhân bị khủng hoảng tinh thần, hoảng sợ, hoang mang. Khiến cho nạn nhân thực hiện những hành vi tự làm hại đến tính mạng, sức khỏe của mình.
Do đó, việc lắp camera quay lén người khác là hành vi vi phạm pháp luật. Và có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc hơn nữa có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Các biện pháp xử phạt cho hành vi này:
Ảnh minh họa
>>>Xem thêm: Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm,uy tín bị xâm phạm
Căn cứ theo Khoản 1, Điều 38 Bộ Luật Dân sự năm 2015 qui định:
Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
a. Về xử lý vi phạm hành chính
Căn cứ tại Điều 84 Nghị định 15/2020/NĐ-CP. Được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:a) Thu thập thông tin cá nhân khi chưa có sự đồng ý của chủ thể thông tin cá nhân về phạm vi, mục đích của việc thu thập và sử dụng thông tin đó;b) Cung cấp thông tin cá nhân cho bên thứ ba khi chủ thể thông tin cá nhân đã yêu cầu ngừng cung cấp.2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng không đúng mục đích thông tin cá nhân đã thỏa thuận khi thu thập hoặc khi chưa có sự đồng ý của chủ thể thông tin cá nhân;b) Cung cấp hoặc chia sẻ hoặc phát tán thông tin cá nhân đã thu thập, tiếp cận, kiểm soát cho bên thứ ba khi chưa có sự đồng ý của chủ thông tin cá nhân;c) Thu thập, sử dụng, phát tán, kinh doanh trái pháp luật thông tin cá nhân của người khác.3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hủy bỏ thông tin cá nhân do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, các điểm b và c khoản 2 Điều này.
b. Truy cứu trách nhiệm hình sự
- Thứ nhất, người phạm tội có thể bị phạt tù về tội “Làm nhục người khác”. Được quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
Trong trường hợp lắp camera quay lén người khác để xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người khác sẽ bị phạt tù từ 03 tháng – 02 năm do sử dụng phương tiện điện tử để phạm tội. Nếu làm nạn nhân tự sát hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thưởng cơ thể lên đến 61% trở lên thì bị phạt tù từ 02 – 05 năm tù.
- Thứ hai, người phạm tội có thể bị phạt tù về tội “Truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy”. Được quy định tại Điều 326 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Nếu quay lén người khác nhằm phổ biến hình ảnh, video quay lén có nội dung nhạy cảm.
Trong trường hợp này, người phạm tội có thể đối mặt với các khung hình phạt:
Phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm: Dữ liệu trong máy quay từ 1GB đến dưới 05GB; có từ 100 – dưới 200 hình ảnh. Đã gửi đến hình ảnh quay lén có nội dung nhạy cảm cho từ 10 – 20 người…;
Phạt tù từ 03 – 10 năm: Phạm tội có tổ chức, số lượng ảnh quay được từ 200 – dưới 500 ảnh hoặc dữ liệu trong máy quay từ 05 – dưới 10GB. Tái phạm nguy hiểm…;
Phạt tù từ 06 tháng – 15 năm: Dữ liệu trong máy quay từ 10GB trở lên; có từ 500 ảnh trở lên…
3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho nạn nhân:
Ảnh minh họa
>>>Xem thêm: Quy định về tạm giam, tạm giữ trong tố tụng hình sự
Căn cứ theo Điều 34 Bộ Luật Dân sự năm 2015. Có quy định về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín
Khi hình ảnh của mình bị xâm phạm, người bị hại có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại bởi cá nhân có quyền với hình ảnh của mình.
Do đó, khi có người thực hiện hành vi quay lén người khác. Người bị hại có quyền yêu cầu người thực hiện hành vi xâm phạm uy tín, danh dự… của người khác phải công khai xin lỗi, cải chính và bồi thường thiệt hại.
Mức bồi thường sẽ do các bên thỏa thuận. Ngoài ra, người bị thiệt hại còn có thể đòi bồi thường tổn thất tinh thần với mức do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì phải bồi thường tối đa là không quá 10 lần mức lương cơ sở.
Trên đây là toàn bộ nội dung về “Lắp camera quay lén người khác: Bị xử phạt thế nào?” của Công ty luật FBLAW. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc. Quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay với Công ty luật FBLAW để được tư vấn và hỗ trợ.
Liên hệ với FBLAW theo thông tin sau:
- Điện thoại: 0973.098.987- 038.595.3737
- Fanpage: Công ty Luật FBLAW
- Trụ sở chính: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, Thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An