Công ty TNHH là loại hình doanh nghiệp được rất nhiều cá nhân, tổ chức lựa chọn khi quyết định thành lập công ty giá rẻ ở Việt Nam. Công ty Luật FBLAW xin được tư vấn về sự khác nhau giữa công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên để quý khách hàng dễ dàng so sánh và chọn lựa.
Tiêu chí | Công ty TNHH một thành viên | Công ty TNHH hai thành viên trở lên |
Cơ sở pháp lí | Được quy định tại mục 2 chương III Luật Doanh nghiệp 2014 | Được quy định tại mục 1 chương III Luật Doanh nghiệp 2014 |
Đặc điểm về thành viên | Do 1 cá nhân hoặc tổ chức làm chủ sở hữu công ty | Thành viên có thể là cá nhân, tổ chức với số lượng không vượt quá 50 người |
Cơ cấu tổ chức | Chủ sở hữu là cá nhân:
+ Chủ tịch công ty + Giám đốc (Tổng giám đốc) Chủ sở hữu là tổ chức có thể tổ chức theo một trong hai mô hình: + Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên; + Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.
|
– Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ mười một thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát; trường hợp có ít hơn mười một thành viên, có thể thành lập Ban kiểm soát phù hợp với yêu cầu quản trị công ty – Hội đồng thành viên Công ty TNHH hai thành viên trở lên bầu một thành viên làm Chủ tịch. Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty |
Vốn điều lệ công ty | – Vốn điều lệ thì công ty TNHH một thành viên không được giảm vốn điều lệ, nếu muốn tăng vốn điều lệ thì chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp của người khác | – Công ty TNHH hai thành viên trở lên thì có quyền giảm vốn điều lệ hoặc tăng vốn điều lệ bằng cách tăng vốn góp của thành viên; Điều chỉnh tăng mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản tăng lên của công ty Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới |
Thời hạn góp vốn | Trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp | Trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp |
Chuyển nhượng phần vốn góp | Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác; trường hợp rút một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ đã góp ra khỏi công ty dưới hình thức khác thì chủ sở hữu và cá nhân, tổ chức có liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty. | Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các Điều 52, 53 và 54 của Luật Doanh nghiệp 2014 |
Giới hạn trách nhiệm của thành viên | Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
Trong trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định, chủ sở hữu công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ. Trường hợp này, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước khi công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ. Chủ sở hữu chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty, thiệt hại xảy ra do không góp, không góp đủ, không góp đúng hạn vốn điều lệ.
|
Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp:
Có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký điều chỉnh, vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp. Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên
|
Tư cách pháp nhân | Có tư cách pháp nhân kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng kí thành lập doanh nghiệp | Có tư cách pháp nhân kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng kí thành lập doanh nghiệp |
Người đại diện theo pháp luật | Có thể có 01 hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật
Có thể là chủ sở hữu hoặc không.
|
Có thể có 01 hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật
Có thể là thành viên công ty hoặc không.
|
Trên đây là tư vấn của công ty Luật FBLAW về sự khác nhau giữa công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên , nếu có thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0385953737 hoặc 0973.098.987 để được hỗ trợ và giải đáp. Trân trọng.