banner

MỨC XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI HÀNH VI ĐỐT PHÁO HOA TRÁI PHÉP

Mức xử phạt hành chính đối với hành vi đốt pháo hoa trái phép là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của người dân trong các dịp lễ tết, các sự kiện đặc biệt. Bởi lẽ pháo hoa là biểu tượng cho niềm vui, thể hiện sự hạnh phúc trong mỗi sự kiện đặc biệt, mọi người cùng nhau háo hức, chờ đợi những màn pháo hoa mãn nhãn với những hy vọng tốt đẹp.

Vậy pháo hoa là gì? Đối pháo hoa trái phép bị xử phạt như thế nào? Sau đây, Công ty Luật FBLAW kính gửi tới quý khách hàng bài viết để giải đáp vấn đề nêu trên. Nếu còn bất cứ thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ 0973.098.987 & 038.595.3737 để được tư vấn và hỗ trợ. 

1. Mức xử phạt hành chính đối với hành vi đốt pháo hoa trái phép

Căn cứ quy định tại Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo:

Pháo được hiểu là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhanh, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ.  

– Các loại pháo thường thấy là:

  • Pháo hoa: Là “sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ”.          
  • Pháo hoa nổ: Pháo hoa nổ là loại pháo có chứa thuốc pháo nổ, khi sử dụng gây ra tiếng nổ (pháo bánh, pháo quả… khi đốt gây ra tiếng nổ); pháo hoa nổ là loại pháo có chứa thuốc pháo nổ, thuốc pháo, thuốc pháo hoa, khi sử dụng gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian.

Trong đó, người dân được phép sử dụng pháo hoa. Pháo hoa nổ bị nghiêm cấm sử dụng, trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng giao nhiệm vụ.

2. Thế nào là đốt pháo hoa trái phép?

Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo:

Điều 17. Sử dụng pháo hoa

1.Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

Như vậy, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ sẽ được phép đốt pháo hoa. Lưu ý rằng pháo hoa chỉ được mua tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh. Các sự kiện được đốt pháo hoa bao gồm trong lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và hoạt động hóa, nghệ thuật.

Trên thực tế, nhiều người đang hiểu nhầm loại pháo hoa được phép đốt có thể là có tiếng nổ. Tuy nhiên, người dân chỉ được phép sử dụng loại pháo hoa không có tiếng nổ theo quy định ở điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP

Nếu không đáp ứng được tất cả những điều kiện trên thì bị xem là đốt pháo hoa trái phép. Người dân sẽ bị xử phạt hành chính đối với hành vi đốt pháo hoa trái phép.

>>> Xem thêm: Các ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo Luật đầu tư mới nhất

3. Tác hại của hành vi đốt pháo hoa trái phép trong đời sống xã hội

– Gây ra nhiều vụ tai nạn cháy, nổ – nguyên nhân chính dẫn đến thương vong. Những vụ cháy, nổ này còn để lại di chứng nặng nề về tinh thần và gánh nặng tài chính cho nạn nhân và mọi người xung quanh.

– Gây ra ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm không khí.

– Tiếp tay cho tội phạm sản xuất, chế tạo và buôn bán pháo hoa trái phép.

– Gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự và an toàn xã hội.

4. Mức xử phạt hành chính đối với hành vi đốt pháo hoa trái phép.

Căn cứ quy định tại điểm i khoản 3 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng chống bạo lực gia đình:

3.Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

[…]

i) Sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép;

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, người dân đốt pháo hoa trái phép có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

5. Một số biện pháp phòng, chống đốt pháo hoa trái phép

– Tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật trong việc sử dụng pháo hoa.

– Đẩy mạnh công tác quản lý, giáo dục, phổ biến, tuyên truyền và phối hợp giữa các cơ quan địa phương, nhà trường và gia đình. Từ đó giúp tăng cường nâng cao nhận thức của người dân.

– Đẩy mạnh kiểm tra, giám sát nhằm phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.

– Khi phát hiện những trường hợp vi phạm, người dân cần báo ngay cho chính quyền địa phương.

Trên đây là toàn bộ nội dung về “Mức xử phạt hành chính đối với hành vi đốt pháo hoa trái phép” của Công ty Luật FBLAW. Quý khách hàng vui lòng liên hệ với Công ty Luật FBLAW  để được tư vấn và hỗ trợ thêm. 

Liên hệ với FBLAW theo thông tin sau:

  • Điện thoại: 0973.098.987- 038.595.3737 
  • Trụ sở chính: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, Thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An