banner

Người đại diện theo pháp luật của đương sự trong tố tụng dân sự

Công ty Luật FBLAW gửi đến Quý bạn đọc bài viết với nội dung về Người đại diện theo pháp luật của đương sự trong tố tụng dân sự.

Người đại diện theo pháp luật của đương sự trong tố tụng dân sự

Theo quy định tại Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định: “Người đại diện theo pháp luật theo quy định của bộ luật dân sự là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp bị hạn chế quyền đại diện theo quy định của pháp luật”. Như vậy, ngoại trừ những trường hợp không đủ điều kiện làm người đại diện, thì người đại diện theo pháp luật của đương sự gồm những người được quy định tại Điều 136 và 137 Bộ luật Dân sự 2015.

Quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của đương sự

Người đại diện theo pháp luật phải có quyền và nghĩa vụ sau: Cung cấp chứng cứ, chứng minh để bảo vệ quyền lợi cho đương sự mà mình đại diện; Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu trữ quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu chứng cứ đó cho mình; được biết, ghi chép tài liệu; đề nghị tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; Tự thỏa thuận về việc giải quyết vụ án; tham gia phiên tòa;….( Điều 70 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).

Công ty Luật FBLAW tư vấn lĩnh vực tố tụng dân sự uy tín tại Nghệ An

Đối với người đại diện theo pháp luật của nguyên đơn: bên cạnh những quyền nêu trên, thì họ còn có những quyền và nghĩa vụ sau:
+ Khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự ( Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015);

+ Thay đổi nôi dung yêu cầu khởi kiện; rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện ( Điều 71 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015). Việc thay đổi, bổ sung yêu cầu chỉ được chấp nhận trước khi mở phiên tòa sơ thẩm, tại phiên tòa thì chỉ được thay đổi bổ sung không được vượt quá phạm vi yêu cầu ban đầu (không được vượt quá về nội dung, tăng giá trị so với yêu cầu ban đầu,…);

+ Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc rút toàn bộ yêu cầu phản tố của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập” (Điều 71 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).

Đối với đại diện theo pháp luật của bị đơn: bên cạnh những quyền được quy định tại Điều 70, thì họ còn có những quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 72 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
+ Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;

+ Đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, nếu có lien quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ nghĩa vụ của nguyên đơn;

+ Đưa ra yêu cầu độc lập đối với người có quyền và nghĩa vụ lien quan và yêu cầu độc lập này có lien quan đến việc giải quyết vụ án;

Đối với đại diện theo pháp luật của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan ( Điều 73 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015):
+ Có các quyền được quy định tại Điều 70 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;

+ Có thể có yêu cầu độc lập khi người đại diện trong trường hợp này không tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc bên bị đơn;

+ Người đại diện cho người có quyền và nghĩa vụ liên quan đứng về phía nguyên đơn hoặc bị đơn thì có quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn hoặc bị đơn đó.

Trường hợp không được làm người đại diện

Để một người có thể làm người đại diện thì trước hết họ phải có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của đương sự mà họ đại diện. Theo đó, những người mà không có đủ năng lực hành vi tố tụng thì không thể làm người đại diện cho đương sự.

Những người có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, nhưng thuộc một trong các trường hợp sau thì không được làm người đại diện: Cùng là đương sự trong cùng một vụ việc với người đại diện mà quyền và lợi ích của họ đối lập nhau; Đang là người đại diện theo pháp luật tố tụng dân sự cho một đương sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với người được đại diện trong cùng một vụ việc.

Chấm dứt đại diện và hậu quả pháp lý

Cũng như các quan hệ pháp luật khác, quan hệ đại diện trong tố tụng dân sự không tồn tại vĩnh viễn. Mà nó sẽ chấm dứt khi xảy ra những sự kiện pháp lý nhất định. Việc chấm dứt đại diện theo pháp luật quy định tại Điều 89 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, theo đó những trường hợp chấm dứt là:

– Người được đại diện là cá nhân đã thành niên; hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục;
– Người được đại diện là cá nhân chết;
– Người được đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại ( Phá sản, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia tách )
Việc chấm dứt đại diện theo pháp luật mà người được đại diện đã thành niên hoặc đã khôi phục năng lực hành vi dân sự thì người đó sẽ tự mình tham gia tố tụng dân sự hoặc ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng dân sự theo thủ tục luật định ( khoản 1 Điều 90 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).

Chỉ định đại diện theo quy định của Tòa án

Người đại diện do Tòa chỉ định là người đại diện tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự theo sự chỉ định của Tòa án. Điều này được quy định tại Điều 88 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, theo đó, những trường hợp cần sự chỉ định người đại diện của Tòa án gồm:

– Đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự mà không có người đại diện hoặc người đại diện theo pháp luật của họ thuộc trường hợp không được làm người đại diện;
– Người lao động thuộc trường hợp trên thì Tòa án sẽ chỉ định tổ chức đại diện tập thể lao động là Công đoàn cơ sở hoặc Công đoàn cấp trên trực tiếp đại diện.
– Trong trường hợp này cha, mẹ chính là người đại diện đương nhiên của đứa bé. Nếu như cha, mẹ không đủ điều kiện đại diện Tòa án có thể chỉ định người đại diện khác

 

Hy vọng rằng sự tư vấn của Công ty luật FBLAW trên đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để giải quyết được những vướng mắc hiện có của bản thân.

???? Liên hệ với Luật FBLAW chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn, hỗ trợ nhé:

Tel: 038.595.3737 – Hotline: 0973.098.987
Email: tuvanfblaw@gmail.com
Địa chỉ: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, Thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách!