Mạng xã hội có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống hiện nay. Tuy nhiên, cùng là một click chuột nhưng lại đưa đến những kết quả khác nhau. Mạng xã hội: thế giới ảo, hệ lụy thật khi mà tình trạng đăng tải thông tin sai sự thật đang xuất hiện một cách tràn lan. Chế tài xử lý hành vi đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội như thế nào? Sau đây, Công ty Luật FBLAW kính gửi tới quý khách hàng bài viết để giải đáp vấn đề nêu trên. Nếu còn bất cứ thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ 0973.098.987 & 038.595.3737 để được tư vấn và hỗ trợ.
1. Các định nghĩa về mạng xã hội
Các mạng xã hội phổ biến ở nước ta thường thấy hiện nay là Facebook, Tiktok, Youtube… Mạng xã hội được định nghĩa theo khoản 25 Điều 3 Nghị định 147/2024/NĐ-CP như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
25. Mạng xã hội (social network) là hệ thống thông tin được thiết lập trên nền tảng trang thông tin điện tử hoặc ứng dụng trên mạng, cung cấp các dịch vụ, công cụ cho phép người sử dụng dịch vụ cung cấp, trao đổi, tương tác, chia sẻ thông tin với nhau”.
Hành vi đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội là một trong những hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng. Điểm d khoản 1 Điều 8 Luật An ninh mạng năm 2018 quy định:
“Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng
1. Sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi sau đây:
d) Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế – xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác”.
2. Chế tài xử lý
2.1. Chế tài hành chính
Căn cứ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 14/2022/NĐ-CP), hành vi đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội đã vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội. Mức phạt tiền cho cá nhân là từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Mức xử phạt nêu trên áp dụng đối với tổ chức có hành vi vi phạm. Mức xử phạt áp dụng đối với cá nhân có hành vi vi phạm bằng 1/2 lần mức xử phạt của tổ chức theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP. :
“Điều 101. Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;”
Bên cạnh đó, thông tin đăng tải sai sự thật cũng buộc phải gỡ bỏ. Điều này đã được quy định chi tiết tại Khoản 3 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP.
>>> Xem thêm: Tung tin giả mạo, sai sự thật trên mạng xã hội bị phạt đến 20 triệu đồng
2.2. Chế tài hình sự
2.2.1. Tội làm nhục người khác
Hành vi đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội có thể khiến danh dự, nhân phẩm của người khác bị xúc phạm nghiêm trọng. Do đó, người có hành vi vi phạm có thể bị truy cứu TNHS về “Tội làm nhục người khác”. Theo Điều 155 BLHS năm 2015, mức phạt thấp nhất với tội danh này là phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2.2.2. Tội vu khống
Người có hành vi đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội nhằm mục đích xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền có thể bị truy cứu TNHS về “Tội vu khống”. Mức xử phạt thấp nhất theo Điều 156 BLHS năm 2015 là bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm. Hoặc là bị phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
2.2.3. Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông
Người có hành vi đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội để thu lợi bất chính từ 50 triệu đến dưới 200 triệu đồng hoặc gây thiệt hại từ 100 triệu đến dưới 500 triệu đồng hoặc gây dư luận xấu làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông”.
Căn cứ quy định tại Điều 288 BLHS năm 2015, mức xử phạt thấp nhất là bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2.2.4. Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
Hành vi đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội là đang lợi dụng các quyền tự do ngôn luận và các quyền tự do dân chủ khác, kéo theo lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị xâm phạm. Mức xử phạt thấp nhất theo Điều 331 BLHS năm 2015 là bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
3. Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội
Ảnh minh họa
Căn cứ Điều 4 Quyết định 874/QĐ-BTTTT năm 2021 của Bộ Thông tin và truyền thông, các quy tắc ứng xử trên mạng xã hội cho tổ chức, cá nhân là:
– Tìm hiểu, tuân thủ các điều khoản hướng dẫn sử dụng trước khi đăng ký, tham gia mạng xã hội.
– Nên sử dụng họ, tên thật cá nhân, tên hiệu thật của tổ chức, cơ quan và đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ.
– Thực hiện biện pháp tự quản lý, bảo mật tài khoản mạng xã hội. Đồng thời nhanh chóng thông báo tới các cơ quan chức năng, nhà cung cấp dịch vụ khi tài khoản tổ chức, cá nhân bị mất quyền kiểm soát, bị giả mạo, lợi dụng và sử dụng vào mục đích không lành mạnh, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
– Chia sẻ những thông tin có nguồn chính thống, đáng tin cậy.
– Có các hành vi, ứng xử phù hợp với những giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống dân tộc. Không sử dụng từ ngữ gây thù hận, kích động bạo lực, phân biệt vùng miền, giới tính, tôn giáo.
– Không đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật, các thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Không sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mĩ tục. Không tung tin giả, tin sai sự thật; quảng cáo, kinh doanh dịch vụ trái phép…
– Khuyến khích sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền, quảng bá về đất nước. Đồng thời chia sẻ thông tin tích cực và những tấm gương người tốt, việc tốt.
– Vận động mọi người tham gia giáo dục, bảo vệ trẻ em, trẻ vị thành niên sử dụng mạng xã hội một cách an toàn, lành mạnh.
Trên đây là toàn bộ nội dung về “Chế tài xử lý hành vi đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội” của Công ty Luật FBLAW. Quý khách hàng vui lòng liên hệ với Công ty Luật FBLAW để được tư vấn và hỗ trợ thêm.
Liên hệ với FBLAW theo thông tin sau:
- Điện thoại: 0973.098.987- 038.595.3737
- Fanpage: Công ty Luật FBLAW
- Trụ sở chính: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, Thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An