banner

Thủ tục khôi phục mã số thuế

Việc doanh nghiệp bị đóng mã số thuế có nghĩa mã số thuế của công ty bị vô hiệu tạm thời trên hệ thống thông tin của cơ quan thuế. Vậy trong trường hợp nào doanh nghiệp có thể khôi phục mã số thuế? Và thực hiện khôi phục mã số thuế như thế nào? Để làm rõ vấn đề này, Công ty Luật FBLAW kính gửi tới quý khách hàng bài viết sau. Nếu còn bất cứ thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ 0973.098.987 & 038.595.3737 để được tư vấn và hỗ trợ.

1. Trường hợp khôi phục mã số thuế

Người nộp thuế có thể được hoặc đề nghị khôi phục mã số thuế trong các trường hợp sau đây:

  • Khôi phục mã số thuế khi được khôi phục tình trạng pháp lý theo quy định của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh.
  • Đề nghị khôi phục mã số thuế đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong các trường hợp sau đây:
  • Được cơ quan có thẩm quyền có văn bản hủy bỏ văn bản thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép tương đương;
  • Khi có nhu cầu tiếp tục hoạt động kinh doanh sau khi đã có hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế gửi đến cơ quan thuế nhưng cơ quan thuế chưa ban hành thông báo chấm dứt hiệu lực mã số thuế;
  • Khi cơ quan thuế có thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký nhưng chưa bị thu hồi giấy phép và chưa bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế

Căn cứ theo quy định tại (Khoản 1, 2 Điều 40 Luật Quản lý thuế 2019)

2. Hồ sơ đề nghị khôi phục mã số thuế

Trường hợp 1:

– Người nộp thuế quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư 105/2020/TT-BTC bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy phép tương đương, cơ quan thuế đã chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo quy định, nhưng sau đó cơ quan có thẩm quyền có văn bản hủy bỏ văn bản thu hồi thì người nộp thuế nộp hồ sơ đề nghị khôi phục mã số thuế đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất là 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản hủy bỏ văn bản thu hồi.

Hồ sơ gồm:

+ Văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế mẫu số 25/ĐK-TCT;

+ Bản sao văn bản hủy bỏ văn bản thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động. Hoặc giấy phép tương đương của cơ quan có thẩm quyền.

Trường hợp 2:

– Sau khi cơ quan thuế có Thông báo về việc người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký theo quy định tại Điều 17 Thông tư 105/2020/TT-BTC nhưng chưa bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép tương đương và chưa bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế thì:

Người nộp thuế nộp Văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế mẫu số 25/ĐK-TCT đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước ngày cơ quan thuế ban hành Thông báo về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo quy định.

Trường hợp 3:

– Người nộp thuế quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư 105/2020/TT-BTC khi có nhu cầu tiếp tục hoạt động kinh doanh sau khi đã nộp hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế gửi đến cơ quan thuế nhưng cơ quan thuế chưa ban hành Thông báo về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo quy định tại Điều 14, Điều 16 Thông tư 105/2020/TT-BTC thì:

Người nộp thuế nộp Văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế mẫu số 25/ĐK-TCT đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước ngày cơ quan thuế ban hành Thông báo về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

Trường hợp 4:

– Người nộp thuế đã nộp hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế do chia, hợp nhất, sáp nhập đến cơ quan thuế theo quy định tại Điều 14 Thông tư 105/2020/TT-BTC sau đó có văn bản hủy Quyết định chia, hợp đồng sáp nhập, hợp đồng hợp nhất và cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký hợp tác xã chưa chấm dứt hoạt động đối với doanh nghiệp, hợp tác xã bị chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất thì:

Người nộp thuế nộp hồ sơ đề nghị khôi phục mã số thuế đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước ngày cơ quan thuế ban hành Thông báo chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo quy định tại Điều 16 Thông tư 105/2020/TT-BTC.

Hồ sơ gồm:

+ Văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế mẫu số 25/ĐK-TCT;

+ Bản sao văn bản hủy bỏ Quyết định chia, Hợp đồng sáp nhập, Hợp đồng hợp nhất.

Người nộp thuế phải hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế, hóa đơn theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định 126/2020/NĐ-CP trước khi khôi phục mã số thuế.

Ảnh minh họa

>>>Xem thêm:  Doanh nghiệp phải nộp những loại thuế nào?

3. Thủ tục khôi phục mã số thuế

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ

Người nộp thuế thuộc các trường hợp khôi phục mã số thuế theo quy định tại Điểm a, b, c, d Khoản 1 Điều 18 Thông tư số 105/2020/TT-BTC, lập hồ sơ và gửi đến cơ quan thuế trực tiếp quản lý để được khôi phục mã số thuế.

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, kiểm tra và xử lý hồ sơ

Trường hợp hồ sơ được nộp trực tiếp tại cơ quan thuế:

– Công chức thuế tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận vào hồ sơ đăng ký thuế.

– Đối với trường hợp hồ sơ đăng ký thuế nộp trực tiếp tại cơ quan thuế:

  • Ghi rõ ngày nhận hồ sơ, số lượng tài liệu theo bảng kê danh mục hồ sơ
  • Công chức thuế viết phiếu hẹn ngày trả kết quả, thời hạn xử lý hồ sơ đã tiếp nhận.

Trường hợp hồ sơ gửi bằng đường bưu chính:

– Công chức thuế đóng dấu tiếp nhận, ghi ngày nhận hồ sơ vào hồ sơ và ghi số văn thư.

– Công chức thuế kiểm tra hồ sơ đăng ký thuế.

– Trường hợp hồ sơ không đầy đủ cần phải giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu:

Cơ quan thuế thông báo cho người nộp thuế trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

Trường hợp nộp hồ sơ qua mạng điện tử:

– Cơ quan thuế thực hiện tiếp nhận hồ sơ qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

– Thực hiện kiểm tra, giải quyết hồ sơ thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan thuế.

–  Tiếp nhận hồ sơ:

Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế gửi thông báo tiếp nhận việc người nộp thuế đã nộp hồ sơ qua Cổng thông tin điện tử mà người nộp thuế lựa chọn lập và gửi hồ sơ. (Chậm nhất 15 phút kể từ khi nhận được hồ sơ đăng ký thuế điện tử của người nộp thuế).

–  Kiểm tra, giải quyết hồ sơ:

Cơ quan thuế kiểm tra, giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật về đăng ký thuế.

Trả kết quả qua Cổng thông tin điện tử mà người nộp thuế lựa chọn lập và gửi hồ sơ:

  • Trường hợp hồ sơ đầy đủ, đúng thủ tục theo quy định và phải trả kết quả: Cơ quan thuế gửi kết quả giải quyết hồ sơ đến Cổng thông tin điện tử mà người nộp thuế lựa chọn lập và gửi hồ sơ theo thời hạn quy định .
  • Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng thủ tục theo quy định, cơ quan thuế gửi thông báo về việc không chấp nhận hồ sơ, gửi đến Cổng thông tin điện tử mà người nộp thuế lựa chọn lập và gửi hồ sơ trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày ghi trên Thông báo tiếp nhận hồ sơ.

Bước 3: Trả kết quả

  • Lập Thông báo về việc khôi phục mã số thuế cho người nộp thuế. Thông báo về việc mã số thuế được khôi phục.
  • In lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế.

Trong trường hợp người nộp thuế đã nộp bản gốc cho cơ quan thuế:

Thông báo mã số thuế cho người nộp thuế.

  • Cập nhật trạng thái mã số thuế cho người nộp thuế trên Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế.
                                      Ảnh minh họa

>>>Xem thêm: Các khoản thu nhập chịu thuế TNCN, Thử việc có bị trừ 10% thuế thu nhập cá nhân?

Trên đây là toàn bộ nội dung về “Thủ tục khôi phục mã số thuế” của Công ty luật FBLAW, Để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình, Quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay với Công ty luật FBLAW để được tư vấn và hỗ trợ.

Liên hệ với FBLAW theo thông tin sau:

  • Điện thoại: 0973.098.987- 038.595.3737 
  • Trụ sở chính: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, Thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An